Bệnh nhân khám chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể, bệnh nhân là N.T.K. tại TP.HCM, đăng ký BHYT tại Bệnh viện Triều An.
Từ ngày 1-1 đến 8-3-2021, bệnh nhân này có số lần khám chữa bệnh bằng BHYT lên đến 80 lần, tổng kinh phí BHYT phải chi trả cho bệnh nhân này là hơn 60 triệu đồng.
Bệnh nhân K. đăng ký khám chữa bệnh bằng BHYT tại 18 bệnh viện khác nhau trên địa bàn TP.HCM như: Bệnh viện Gò Vấp (17 lần), Bệnh viện quận 7 (11 lần), Bệnh viện quận Thủ Đức (10 lần)…
PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết để tránh hiện tượng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT của người bệnh, Sở Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện chuyển dữ liệu lên cổng tiếp nhận ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh, hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú và nội trú của bệnh nhân.
Các cơ sở không phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT trong ngày vẫn phải tuân thủ việc chuyển dữ liệu đúng thời gian và quy định.
Theo ông Thượng, việc chuyển dữ liệu lên cổng tiếp nhận nhằm giúp dễ dàng tra cứu lịch sử khám chữa bệnh để phát hiện các trường hợp người bệnh khám chữa bệnh nhiều lần, khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở khác nhau trong cùng một ngày để trục lợi quỹ BHYT.
TTO - Nhiều người dân khá bất ngờ khi Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM thông báo ngừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh tại 34 trạm y tế phường, xã từ ngày 1-4.
Xem thêm: mth.13621945132301202-gnaht-2-noh-nal-08-ned-tyhb-mahk-nahn-hneb-tom-mch-pt/nv.ertiout