vĐồng tin tức tài chính 365

Nhận diện” động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán năm 2022

2022-01-01 07:29

Chính sách hỗ trợ nền kinh tế và kinh tế ổn định

Hiện nay, gói hỗ trợ kinh tế đang được Quốc hội xem xét và nhiều khả năng sẽ được thông qua trong thời gian tới. Gói hỗ trợ này kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam trở lại đà tăng trưởng như những năm trước. Nhiều dự báo cho thấy, môi trường kinh tế vĩ mô chung được kỳ vọng sẽ tốt hơn từ những chuyển dịch sau đại dịch thông qua các cải cách cơ cấu trên phạm vi rộng, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ, từ đó sẽ giúp nền kinh tế phục hồi trên diện rộng trong năm 2022.

Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin cao, khó giãn cách diện rộng

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược phòng, chống Covid-19 khi đưa ra các giải pháp thích ứng linh hoạt hơn nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Việc Chính phủ đẩy nhanh tiêm vắc xin cho người dân, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp đang nhận được sự đồng thuận đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư nói riêng.

Không thể phủ nhận rằng, kết quả phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của cộng đồng đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Trong báo cáo triển vọng chứng khoán năm 2022, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (MAS) cho rằng, trong năm 2022, khi tỷ lệ tiêm vắc-xin kỳ vọng đạt mức trên 70%, cùng với kinh nghiệm "sống chung với Covid", ước tính GDP 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7 - 6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công. Chính điều này sẽ tác động tích cực, thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Định giá hiện tại vẫn hấp dẫn

Theo các chuyên gia chứng khoán, khi các công ty phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn, mức dự phóng tăng trưởng EPS năm 2022 khoảng 24%, tương đương mức P/E dự phóng cuối 2022 khoảng 13,9x. Như vậy, mức định giá hiện tại vẫn hấp dẫn trước các cơ hội mở ra khi giai đoạn bình thường mới bắt đầu.

Ngoài ra, với triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan, MAS dự phóng mức EPS tăng trưởng kép giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 29%/năm (thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường là 30%/năm) và mức P/E hợp lý khoảng 16 lần, từ đó dự phóng VN-Index năm 2022 khoảng 1.700 điểm trong kịch bản cơ sở. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam và tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại khi thị trường Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định trở lại

Với chính sách hỗ trợ nền kinh tế và chiến lược linh hoạt trong phòng chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp sẽ ổn định và tốt dần trở lại. Cùng với đó, xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục. Các lĩnh vực như cảng biển, logistic, ngân hàng... cũng sẽ được hưởng lợi. Trên thị trường chứng khoán, một số dự báo gần đây cũng cho thấy, lợi nhuận của các công ty niêm yết trong năm 2022 sẽ tăng khoảng từ 17 - 20% so với năm 2021.

5. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Trong năm 2021, dù đại dịch Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế và dòng vốn FDI toàn cầu, tuy nhiên, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn khá tốt. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong năm 2022, dòng vốn FDI kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát bởi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, các chính sách về thuế, hải quan... ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Động thái quyết liệt từ cơ quan quản lý

Những động thái quyết liệt trong quản lý, vận hành thị trường chứng khoán sẽ tạo niềm tin vững chắc cho cộng đồng đầu tư. Bước sang năm 2022, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường, trong đó tập trung xây dựng đề án Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Phối hợp với các đơn vị liên quan đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành chính thức trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho việc ra đời các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững, công khai, minh bạch; tập trung giám sát đối với hoạt động huy động vốn và việc sử dụng vốn huy động đúng mục đích; tăng cường kiểm tra chất lượng báo cáo tài chính; tăng cường công tác thanh tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.

Cùng với đó, sẽ tiếp tục tái cấu trúc thị trường, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tập trung giám sát, kiểm tra việc cho vay giao dịch ký quỹ là đúng pháp luật, an toàn cho công ty chứng khoán và an toàn bền vững cho dòng tiền trên thị trường chứng khoán...

Xem thêm: lmth.74290000042210202--naohk-gnuhc-gnourt-iht-auc-gnourt-gnat-cul-gnod-neid-nahn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhận diện” động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools