vĐồng tin tức tài chính 365

Trở lại phải hơn trước

2022-01-01 09:59
Trở lại phải hơn trước - Ảnh 1.

Bạn trẻ TP.HCM đón năm mới 2022 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhân loại đã bước vào năm 2022 với nhiều hy vọng, ước mơ và mục tiêu mọi quốc gia hướng tới, đó là chế ngự và chiến thắng đại dịch COVID-19 để còn học tập, làm ăn, giải trí, làm điều có ích, có ý nghĩa. Việt Nam cũng đang chuẩn bị tốt nhất có thể để bước vào năm 2022 với mục tiêu GDP tăng trưởng 6 - 6,5%. Và một tin vui sẽ đến vào đầu năm...

Đó là Quốc hội sẽ họp bàn Chương trình phục hồi kinh tế, xã hội với kinh phí dự kiến khoảng 4-5% GDP, gồm 5 nhóm giải pháp. Trong đó ưu tiên cho lĩnh vực y tế và chống dịch hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh (giảm thuế phí, hỗ trợ lãi suất...); đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng số; hoàn thiện thể chế như ban hành 1 luật sửa 8 luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư...

Cả nước đang tăng tốc với mục tiêu quý 1-2022 hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi. Thuốc trị COVID-19 và vắc xin sớm được cấp phép sản xuất trong nước. Thói quen sống bình thường mới đã hình thành.

Với tâm thế đó, năm 2022 phải khác với năm 2021. Chúng ta nhìn lại 2021 có nhiều nốt trầm, thành tâm rút ra những bài học sâu sắc để bước vào năm 2022 với thế chủ động, thích ứng, vươn lên mạnh mẽ.

Nhiều người hỏi rằng khi nào các cửa hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, du khách, các chuyến bay... lại nhộn nhịp để có nhiều việc làm? Khi nào nền kinh tế, tài chính của mỗi gia đình, cá nhân trở lại như trước khi có COVID-19? Nếu vài tháng trước, khó có câu trả lời. Nay chúng ta có quyền biến những kỳ vọng của mình thành hiện thực, không chỉ bằng mà phải hơn trước.

Tình hình mới đặt ra thách thức và cơ hội mới. Các nước đang chạy đua khôi phục kinh tế, vươn lên. Từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh xoay trở để quay lại làm ăn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi cá nhân phải sáng tạo để tìm cho mình hướng đi thích hợp. Ví dụ, người lao động phải quyết định có trở lại đô thị làm việc, và khi nào. Hộ kinh doanh tiếp tục giữ mặt bằng hay chuyển sang kinh doanh online... Tất cả đều là quyết định cân não.

Để có thể "trở lại hơn trước", ai cũng cần có "bình an, bình yên, bình tâm, bình tĩnh, bình thường".

Có sức khỏe là có tất cả. Với đại dịch, ai cũng mong muốn được bình an, bình yên để sống khỏe, học tập, làm ăn. Có được bình an, bình yên chúng ta phải bình tâm để tìm ra cơ hội trước thay đổi do COVID-19.

Không hoảng sợ, bớt lo lắng để tìm cho mình cơ hội tốt nhất. Vì thế phải bình tĩnh để xem mình cần làm gì, điều chỉnh gì để thích nghi với thay đổi do đại dịch đem tới. Và từng cá nhân và cả cộng đồng hãy cố gắng để đưa sự bất thường do đại dịch gây ra thành điều bình thường.

Một ngày nào đó, chị tiểu thương sẽ thành công với thương mại điện tử. Chính quyền và doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành quả nhờ biết làm chủ công nghệ và chuyển đổi số, tận dụng được cơ hội COVID-19 làm xáo trộn bàn cờ kinh tế thế giới để vươn lên, đi tắt đón đầu, "một bước lên hiện đại", rút ngắn khoảng cách, kể cả ghi danh với thế giới.

COVID-19 còn đó, phía trước vẫn gập ghềnh nhưng chúng ta đã mạnh mẽ hơn vì thế "trở lại phải hơn trước" để thu nhập, cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương và quốc gia tốt hơn, hạnh phúc hơn trước.

Ông Phan Văn Mãi: Ông Phan Văn Mãi: 'Chỉ có đổi mới sáng tạo mới nhanh chóng phục hồi kinh tế'

TTO - Đó là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, chủ tịch UBND TP.HCM, trong lễ trao giải Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 2 diễn ra tối 30-12. Sự kiện còn có sự tham dự của Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Xem thêm: mth.52780958010102202-court-noh-iahp-ial-ort/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trở lại phải hơn trước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools