Tổng cục Thuế cho biết, đến ngày 3/12, số thuế thu được từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, Youtube, Facebook... là 1.314 tỷ đồng.
Trong số đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 521 tỷ đồng; Google là 490 tỷ đồng; Microsoft là 164 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, số thu từ cá nhân tự kê khai, số thuế truy thu, tiền phạt qua thanh tra kiểm tra đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (tiếp thị, quảng cáo trực tuyến, sản xuất nội dung số, ứng dụng công nghệ thộng tin ..) tại các trang mạng xã hội nước ngoài Google, Facebook, Youtube, Apple... tính đến hết tháng 10/2021 cả nước là 498 tỷ đồng.
Theo đó, số thuế thu tập trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như Cục thuế Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh cũng đã triển khai, bước đầu đạt được kết quả như Quảng Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hưng Yên, Hà Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2021, các cục thuế trên toàn quốc đã xử lý tăng thu số tiền hơn 194 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử.
Tổng cục Thuế cho biết, trong năm 2022, ngành thuế sẽ tăng cường giao dịch điện tử trong thanh tra, kiểm tra thuế thông qua việc triển khai và đẩy mạnh trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Đồng thời, ngành thuế tiếp tục triển khai Đề án "Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam"; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, hiện nay, có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua các tổ chức, cá nhân Việt Nam khấu trừ, nộp thay.
Thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có điều kiện tăng trưởng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Chính vì vậy, để tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động này, Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cục thuế yêu cầu tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam.
Cùng với đó, ngành Thuế cũng chú trọng tới việc thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực thương mại điện tử, Tổng cục Thuế cũng đã yêu cầu các Cục Thuế rà soát dữ liệu về các tổ chức, cá nhân có thu nhập nhận được từ các trang mạng xã hội như Google, Facebook, Youtube,… để có thông báo yêu cầu kê khai, nộp thuế. Trường hợp các tổ chức, cá nhân cố ý không kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế phối hợp với ngân hàng thương mại để truy xuất dòng tiền, thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định.
VTV.vn - Việc thu thuế thương mại điện tự dự báo ngày càng khởi sắc khi mà tới đây các chủ sàn thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế hộ các cá nhân kinh doanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.57545659010102202-gnod-yt-0131-noh-koobecaf-ebutuoy-elgoog-ut-euht-uht/et-hnik/nv.vtv