vĐồng tin tức tài chính 365

Du lịch nông thôn: Mở "cánh cửa thoát hiểm" thời đại dịch

2022-01-01 19:28

Phát triển du lịch nông thôn là ngành kinh tế mũi nhọn 

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2025 cần tập trung vào các vấn đề như: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Nâng cấp, đầu tư các điểm đến du lịch gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Nâng cấp, đầu tư các điểm đến du lịch gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền triển du lịch nông thôn.

Theo đó, cần tập trung vào 5 giải pháp, bao gồm: Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn. Thứ hai, huy động nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn. Thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch nông thôn. Thứ năm, xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn và thứ sáu, tăng cường hợp tác về du lịch nông thôn.

Kinh tế vĩ mô - Du lịch nông thôn: Mở 'cánh cửa thoát hiểm' thời đại dịch

Cùng tham gia vào chương trình phát triển du lịch nông thôn, Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá: Du lịch nông nghiệp không bao giờ nhàm, chán luôn trải dài, nguồn nhân lực không thiếu và có thể giải quyết việc làm ở góc độ phi nông nghiệp với giá trị gia tăng cao cho nguồn nhân lực địa phương.

Do đó, có thể phát triển du lịch nông nghiệp thành ngành mũi nhọn mang lại thu nhập cao cho nông dân và nguồn thu kinh phí bền vững cho địa phương. Để phát triển du lịch nông thôn, cần nguồn kinh phí và tập trung cho đào tạo, định hướng, hướng dẫn người dân địa phương, về tận thôn, xóm, xã để định hướng. Đồng thời, có chính sách kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.

Bên cạnh đó cần đề xuất với Nhà nước có chính sách đất đai, quy hoạch vùng hợp lý… bởi hiện nay, khách quốc tế đến Việt Nam đều muốn đến các vùng thôn quê, các vùng xa, hẻo lánh, các thôn bản… để khám phá, tìm hiểu. Khách du lịch trẻ trong nước cũng đang có xu hướng chuyển sang xu hướng này” – đại diện Tổng cục Du lịch thông tin.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ VHTT và DL, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định, du lịch nông thôn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, trong tổ chức không gian, kết nối với đô thị và các trung tâm du lịch, góp phần mở rộng phạm vi không gian và kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, như văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng, cảnh quan hoang sơ... Đây là những yếu tố quan trọng để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách.

Cũng theo ông Nguyễn Lê Phúc, phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.

Du lịch nông thôn phải phát triển theo chuỗi giá trị 

Trao đổi với báo Nông nghiệp, TS. Ngô Thị Thu Trang, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn - Saemaul Undong (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM) cho biết, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu sẽ đồng điệu với sự phát triển về du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Vì sự kết hợp này sẽ giúp phát huy được mọi giá trị của mỗi một vùng quê, mỗi một địa phương, mỗi một vùng miền, khi thu hút được ngày càng nhiều du khách về tham qua, trải nghiệm ở những vùng quê đáng sống. Do đó, xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là gần như không thể tách rời là có sự tương hỗ đặc biệt với nhau để cùng phát triển.

Tuy nhiên, để du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển thực sự bền vững, cần phải phát triển loại hình du lịch này theo chuỗi giá trị.

Kinh tế vĩ mô - Du lịch nông thôn: Mở 'cánh cửa thoát hiểm' thời đại dịch (Hình 2).

Theo TS. Ngô Thị Thu Trang, du lịch nông thôn phải phát triển theo hướng hình thành một chuỗi giá trị, với sự tham gia của người làm du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương và hãng lữ hành.

Theo đó, chính quyền tìm những giải pháp phát triển hơn nữa du lịch tại địa phương, hãng lữ hành nghĩ cách xây dựng các tour du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng thú vị hơn và người làm du lịch cộng đồng bỏ công sức để điểm du lịch của mình ngày càng hấp dẫn hơn đối với du khách.

“Nói tóm lại, việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cần phát huy vai trò chủ động của nông dân trên cơ sở vai trò giám sát, chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự liên kết với các công ty lữ hành, các nơi cung cấp các dịch vụ du lịch để những tour du lịch nông thôn đạt tới sự hoàn chỉnh nhất”, TS. Ngô Thị Thu Trang chia sẻ. 

Cần những chính sách cụ thể cho du lịch nông thôn

Trao đổi với báo Nông nghiệp, ông Dương Minh Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty CBT Travel cho biết, để thu hút được người dân nông thôn tham gia làm du lịch cộng đồng, cần có những chính sách cụ thể, rõ ràng, nhất là chính sách hỗ trợ vốn vay để họ có kinh phí đầu tư cho mô hình này. Chính sách cũng nên xây dựng theo hướng kích thích người dân nông thôn sẵn sàng bỏ tiền túi ra để đầu tư, tham gia làm du lịch nông thôn bởi họ chính là người hưởng lợi từ mô hình.

Cũng nói về chính sách cho sự phát triển du lịch nông thôn, TS. Ngô Thị Thu Trang cho rằng, để du lịch nông thôn phát triển được bền vững, rất cần một chính sách thống nhất từ trên xuống dưới, tức là từ Chính phủ, các Bộ, ngành tới các địa phương. Chính sách không chỉ cần sự thống nhất mà cần đưa ra những giải pháp cụ thể, càng cụ thể càng tốt.

Kinh tế vĩ mô - Du lịch nông thôn: Mở 'cánh cửa thoát hiểm' thời đại dịch (Hình 3).

Chẳng hạn, chúng ta đã có Thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/05/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung chi cho chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Tuy nhiên, do chưa có định mức chi, nên sẽ rất khó cho các địa phương và bà con khi vận dụng thông tư này vào việc phát triển những sản phẩm, xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho du lịch nông thôn.

Theo TS. Ngô Thị Thu Trang, những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn cũng cần chú trọng hỗ trợ về về tập huấn, đào tạo để bà con nâng cao kiến thức, năng lực tham gia làm nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó là hỗ trợ về mặt quảng bá, nhất là ứng dụng kỹ thuật số vào công tác quảng bá, bởi đây đang là khâu yếu nhất của du lịch nông thôn.

Vẫn còn phát triển nhỏ lẻ 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, du lịch nông thôn hiện nay chủ yếu là quy mô nhỏ, phát triển mang tính chất tự phát. Theo chủ thể khai thác, cung ứng dịch vụ du lịch, có nhiều hình thức tổ chức khai thác du lịch nông thôn như: Hộ gia đình tự đầu tư, khai thác và kinh doanh dịch vụ du lịch, phổ biến theo các homestay với việc thu hút du khách lưu trú tại gia đình, thường trải nghiệm nếp sống, văn hoá và ẩm thực cùng hộ gia đình.

Tiếp đó là hình thức cộng đồng đầu tư, quản lý, khai thác du lịch; bao gồm: Mô hình Hợp tác xã, Mô hình Ban quản lý du lịch cộng đồng; Mô hình Tổ hợp tác, quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh phù hợp với năng lực hạn chế của cộng đồng; Mô hình hội quán du lịch cộng đồng, có sự phối hợp cùng chính quyền địa phương và các doanh nghiệp; Mô hình câu lạc bộ du lịch, bao gồm cả doanh nghiệp, cộng đồng cùng làm du lịch.

Đối với hình thức doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá đây là loại hình khá phổ biến, với sự tham gia của các doanh nghiệp ở quy mô và tính chất chuyên nghiệp khác nhau. Hình thức này ít nhiều có ý nghĩa trong việc cải thiện cảnh quan nông thôn, tạo việc làm cho lao động địa phương, tuy nhiên so với các hình thức khác ý nghĩa lan tỏa trong nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn không cao bằng.

Một hình thức khai thác du lịch nông thôn khác đó là đầu tư trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch.

Cùng với đó là hình thức liên kết với giữa tổ chức, cá nhân và cộng đồng địa phương cung ứng dịch vụ du lịch. "Đây là hình thức phát triển kết hợp giữa nhiều hình thức trên, nên nếu được phát triển đúng hướng, có sự giám sát phù hợp sẽ phát huy được tối đa lợi thế của từng hình thức" - Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.556835a-hcid-iad-ioht-meih-taoht-auc-hnac-om-noht-gnon-hcil-ud/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Du lịch nông thôn: Mở "cánh cửa thoát hiểm" thời đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools