Các chuyên gia nghiên cứu chiến lược của Nhà Trắng về đất hiếm nói cơ quan được đề xuất có thể tương tự như hệ thống ở Mỹ nơi thương mại, năng lượng, chính sách đối ngoại và các chính quyền liên bang đều tham gia vào việc đề ra và thực hiện các chiến lược khoáng sản quan trọng.
Đề xuất trên là một phần bài phân tích của nhóm nghiên cứu 3 người, dẫn đầu là ông Yu Hongyuan, giáo sư kiêm giám đốc của Viện Chính trị học So sánh và Chính sách Công tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, khi thế giới chạy đua để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, quá trình này sẽ yêu cầu lượng khoáng chất đầu vào vào năm 2040 nhiều hơn gấp 6 lần so với hiện nay. Và điều này đang tăng cường cuộc chạy đua giữa các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ, để giành quyền tiếp cận các khoáng sản quý giá.
Công nhân vận chuyển đất chứa nguyên tố đất hiếm xuất khẩu tại một cảng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đang thống trị nguồn cung cấp toàn cầu trong các khoáng sản quan trọng, bao gồm cả đất hiếm cần thiết cho các công nghệ năng lượng sạch quan trọng như xe điện và tuabin gió.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp phải những thách thức ngày càng tăng khi Mỹ tăng cường nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi các khoáng sản quan trọng nằm trong số các ưu tiên hàng đầu của nước này. Điều này đã bao gồm các quy định chặt chẽ hơn của Mỹ về việc đầu tư và bảo vệ môi trường ở các nước giàu tài nguyên.
Thêm vào đó, sự cạnh tranh công nghệ ngày càng gia tăng đã khiến Mỹ cấm các công ty của mình xuất khẩu công nghệ quan trọng sang Trung Quốc. Điều này cản trở nỗ lực của Bắc Kinh trong việc nâng cấp ngành khai thác, theo báo cáo đăng trên tạp chí Contemporary International Relations. Tạp chí này trực thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, viện nghiên cứu có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực này ở đại lục.
"Trung Quốc nên tăng cường chiến lược quốc gia về an ninh các nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng và xây dựng chiến lược quốc gia dựa trên các mối quan hệ quốc tế mới, điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước, Đối tác Xanh Trung Quốc - EU và Sáng kiến Vành đai và Con đường" - báo cáo cho biết.
"Đặc biệt, Trung Quốc cần thúc đẩy khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của chính mình. Trước hết, Trung Quốc có thể học hỏi từ Mỹ và thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tương tự như giữa các bộ thương mại, nội vụ, năng lượng và bộ ngoại giao" - trích báo cáo trên tạp chí Contemporary International Relations.
Khoáng sản quan trọng được coi là cần thiết cho an ninh kinh tế, quân sự và rất quan trọng đối với công nghệ năng lượng sạch. Theo phân tích, lĩnh vực này đang nổi lên như một trong những mặt trận trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Xem thêm: nhc.42541117120102202-meih-tad-hnart-hnac-ym-couq-gnurt/nv.fefac