vĐồng tin tức tài chính 365

Thông tư liên tịch hướng dẫn về phiên tòa trực tuyến

2022-01-03 07:16

TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư liên tịch 05/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-2-2022.

Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến

Theo thông tư, về việc xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến, đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét, đánh giá vụ án có thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật... Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thời hạn này là hai ngày.

Thông tư liên tịch hướng dẫn về phiên tòa trực tuyến - ảnh 1
Một phiên tòa tại TAND TP.HCM. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Về trách nhiệm của VKS, trong thời hạn ba ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường, một ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án thì VKS phải có văn bản trả lời về việc mở phiên tòa trực tuyến.

Trường hợp VKS đồng ý mở phiên tòa trực tuyến mà xét thấy cần thiết phải cử người tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử. Trường hợp VKS không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).

Về thành phần tham gia, tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm HĐXX, thư ký phiên tòa, kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án. Đương sự, bị hại; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại điểm cầu trung tâm nếu họ lựa chọn hoặc tòa án triệu tập.

Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Điều 11, thông tư cũng quy định nhiều yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến. Trong đó, cần tuân thủ quy định nội quy phòng xử án; luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu; không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.

Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.

Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến

Về trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của BLTTHS, Bộ luật Tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính.

Cạnh đó, thông tư đưa ra một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến. Cụ thể, tòa án kiểm tra CCCD của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho thư ký phiên tòa.

Khi khai mạc, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng; các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng.

Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau:

Đối với vụ án hình sự thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiếp nhận tài liệu, chứng cứ theo hình thức dữ liệu điện tử. Yêu cầu công chức tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa cho HĐXX, kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét, quyết định.

Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính thì người tham gia tố tụng tự sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho HĐXX.

Chủ tọa phiên tòa phải công bố (trừ trường hợp tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự), xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ.

Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử.

Biên bản phiên tòa tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Trường hợp có người tham gia tố tụng đề nghị được xem biên bản phiên tòa thì thư ký phiên tòa trình chiếu biên bản phiên tòa cho người đề nghị và thực hiện các thủ tục khác có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật về tố tụng.

 

Xử lý khi lỗi kết nối đường truyền, mất điện...

Đáng chú ý, Điều 14 thông tư quy định về xử lý các tình huống xảy ra tại phiên tòa. Trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì HĐXX ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Công chức tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần.

Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định.

Xem thêm: lmth.9307301-neyut-curt-aot-neihp-ev-nad-gnouh-hcit-neil-ut-gnoht/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thông tư liên tịch hướng dẫn về phiên tòa trực tuyến”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools