vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM linh động giám sát, chăm sóc người nhập cảnh

2022-01-03 07:16

Omicron là biến chủng làm dịch COVID-19 lây lan nhanh hơn biến chủng Delta và hiện đang chiếm ưu thế ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù chưa phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng nhưng những ngày gần đây, TP.HCM đã bắt đầu ghi nhận một số ca nhiễm nghi biến chủng Omicron nhập cảnh.

Chín trường hợp nhập cảnh không có triệu chứng

Bệnh viện (BV) dã chiến số 12 do BV Da liễu TP.HCM phụ trách, nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận các ca nhập cảnh dương tính và điều trị bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron trên địa bàn TP hiện đang theo dõi chín trường hợp và chờ kết quả giải trình tự gen.

Bảy trong số chín trường hợp này có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện cả chín trường hợp đều có sức khỏe ổn định, không có triệu chứng.

Chín trường hợp nhập cảnh đến từ nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Đài Loan, Nga, Mỹ và Việt Nam.

BS Lê Thảo Hiền, BV dã chiến số 12 cho biết trong khi chờ kết quả giải trình tự gen, các bệnh nhân được điều trị với phác đồ như nhiễm COVID-19 thông thường như sử dụng thuốc kháng virus, thuốc điều trị các triệu chứng. Khi đã có kết quả giải trình tự gen nhiễm biến chủng Omicron, bệnh nhân sẽ được chuyển đến một khối nhà riêng biệt để theo dõi và điều trị. Nếu bệnh nhân chuyển nặng vượt quá chuyên môn điều trị, BV sẽ liên hệ với BV hồi sức COVID-19 để chuyển bệnh.

Cũng theo BS Lê Thảo Hiền, thời gian qua, các ca nhập cảnh dương tính được đưa vào BV dã chiến số 12 có kết quả giải trình tự gen cho thấy nhiễm biến chủng Delta. Đa số đều có triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, sổ mũi, ho. Biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn biến chủng Delta, vì vậy BV càng phải nâng cao cảnh giác phòng dịch.

Được biết trong giai đoạn 1, BV dã chiến số 12 đã điều trị được hơn 13.000 bệnh nhân COVID-19 nên đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc F0. Thực hiện nhiệm vụ mới tiếp nhận các ca nhiễm COVID-19 nhập cảnh, BV đã cử 45 y bác sĩ túc trực tại nơi đây. Nguồn nhân lực trong giai đoạn đầu có bộ phận lâm sàng, cấp cứu, điều hành, hậu cần...

TP.HCM linh động giám sát, chăm sóc người nhập cảnh - ảnh 1
BS Nguyễn Trúc Quỳnh thăm hỏi sức khỏe một người nhập cảnh. Ảnh: HOÀNG LAN

Ca bệnh mắc biến chủng Omicron đầu tiên ở Việt Nam xuất viện

Ngày 2-1, thông tin từ BV Trung ương Quân đội 108 cho biết bệnh nhân COVID-19 biến chủng Omicron đầu tiên của Việt Nam đã xuất viện, bệnh nhân đã có kết quả âm tính trên ba lần, lần cuối vào ngày 1-1-2022.

Trước đó, bệnh nhân là hành khách trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam vào ngày 19-12-2021, nhập cảnh tại sân bay Nội Bài.

Chú ý tập tục ăn uống của bệnh nhân

Theo BS Lê Thảo Hiền, tiếp nhận các ca F0 nhập cảnh đến từ nhiều quốc gia, BV đã biên soạn tài liệu hướng dẫn cách ly bằng tiếng Anh cho bệnh nhân làm theo. Đối với người nước ngoài không nói được tiếng Anh, BV sẽ liên hệ với người đại diện ở Việt Nam của bệnh nhân để nắm những thông tin cá nhân của họ. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn liên lạc đường dây nóng của BV khi có dấu hiệu bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, BV cũng phải chú ý đến khẩu vị ăn uống, phù hợp với tập tục của bệnh nhân để đáp ứng. BS Lê Thảo Hiền kể trong thời gian đầu, BV từng tiếp nhận hai thuyền viên nhập cảnh người Bangladesh.

Hai thuyền viên này mặc dù giao tiếp được bằng tiếng Anh nhưng pha chất giọng địa phương nên rất khó nghe. “Do đó, BV phải liên hệ với người đại diện của họ ở Việt Nam để tìm hiểu khẩu vị ăn uống, nhu cầu của họ. Biết được họ không ăn được thịt bò, chúng tôi đã chuẩn bị khẩu phần ăn phù hợp cho họ” - BS Thảo Hiền chia sẻ.

Để kịp thời trao đổi, trấn an với bệnh nhân, BS Hiền đã cài đặt phần mềm Whatsapp để nói chuyện qua video call, giải thích những thắc mắc của hai bệnh nhân. “Những khi nghe bệnh nhân nói không hiểu, chúng tôi cố gắng dùng ngôn ngữ cơ thể để trao đổi với hai bệnh nhân. Nhờ vậy, họ cũng được trấn an nhiều và chia sẻ hài lòng khi được chăm sóc tại BV” - BS Hiền nhớ lại.

Được biết theo hệ thống giám sát ca bệnh, có năm ca nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 20 đến 25-12-2021 có kết quả giải trình tự gen nhiễm biến chủng Omicron hiện đã âm tính lần 2 sau 5-7 ngày. Có 305 hành khách đi chung các chuyến bay có trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đều được cách ly theo quy định và đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Quy trình mới về giám sát cách ly y tế đối với người nhập cảnh

Tăng cường giám sát biến chủng Omicron, UBND TP cũng vừa ban hành quy trình mới về giám sát quản lý cách ly y tế đối với người nhập cảnh. Theo đó, người nhập cảnh sẽ được test nhanh tại sân bay. Nếu kết quả âm tính thì người nhập cảnh được rời sân bay về nơi cư trú. Nếu kết quả dương tính thì người nhập cảnh sẽ được cách ly ngay và chuyển về BV dã chiến số 12 để thu dung, điều trị.

Người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và xét nghiệm âm tính tại sân bay thì sẽ được về nhà tự theo dõi sức khỏe, không được ra khỏi nơi lưu trú ba ngày, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ ba và phải khai báo y tế mỗi ngày thông qua ứng dụng PC-COVID. Trong trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng thì báo ngay trạm y tế để xử lý theo quy định. Đối với người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh ở sân bay âm tính thì được về cách ly tại nơi lưu trú trong bảy ngày kể từ ngày nhập cảnh kèm những quy định về cam kết, thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19. Những người này sẽ được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ ba và thứ bảy.

Trung tâm y tế quận, huyện được yêu cầu giám sát người nhập cảnh lưu trú trên địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tùy theo đối tượng vào ngày thứ ba và thứ bảy theo quy định. Tất cả phải được theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, còn kết quả dương tính thì chuyển ngay F0 đến BV dã chiến số 12 và báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP điều phối mẫu đến Viện Pasteur TP.HCM thực hiện giải trình tự gen để tìm biến chủng Omicron.

Xem thêm: lmth.8507301-hnac-pahn-iougn-cos-mahc-tas-maig-gnod-hnil-mchpt/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM linh động giám sát, chăm sóc người nhập cảnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools