vĐồng tin tức tài chính 365

Sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn và dự báo xu hướng 2022

2022-01-03 13:33

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD, tăng 4,8% so với nắm ngoái.

Theo báo Tin tức/TTXVN, diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng giảm khối lượng, tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng. 

Sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020.

Mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39,7 nghìn ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020 đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Thống kê sơ bộ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt kết quả cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Trong đó nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%.

Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su).

Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 77% để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn năm 2021. Dự báo, xuất khẩu gạo năm 2021 đạt trên 3,27 tỷ USD.

Với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm khác đều có sự giảm cả về diện tích và sản lượng. Điển hình như ngô có 902,3 nghìn ha, giảm 4,24% và sản lượng đạt 4,43 triệu tấn, giảm 2,8%; Lạc có 160 nghìn ha, giảm 5,7% và sản lượng 416 nghìn tấn, giảm 2,2%; đậu tương có 36 nghìn ha, giảm 13,4% và sản lượng đạt 57,6 nghìn tấn, giảm 11,9%. Riêng cây sắn tăng 5,5 nghìn ha đạt 530 nghìn ha và sản lượng trên 10,6 triệu tấn, tăng 1,9%.

Năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng lương thực có hạt 48,3 triệu tấn. Riêng lúa diện tích gieo cấy từ 7,2 - 7,3 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43 - 43,9 triệu tấn; ngô sản xuất 880 nghìn ha; khoai lang 105 nghìn ha; sắn 530 nghìn ha...

Trước mắt, đối với vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn vùng Nam bộ gieo sạ 1.600 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha. Toàn miền Bắc vụ Đông Xuân 2021 - 2022 dự kiến gieo cấy 1,081 triệu ha, giảm khoảng 6 nghìn ha so với lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có kế hoạch diện tích lúa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 là 321,5 nghìn ha, giảm 1,08 nghìn ha.

Thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030 theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, ngành nông nghiệp đặt sản xuất trồng trọt trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là chuỗi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng hạn chế chất thải. Qua đó giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó, ngành sử dụng linh hoạt đất lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời hướng dẫn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn, trọng tâm sang rau đậu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.

Kinh tế vĩ mô - Sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn và dự báo xu hướng 2022

(Ảnh minh họa)

Philippines vẫn luôn là thị trường xuất khẩu chủ đạo

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2021 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines sụt giảm mạnh 23% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 10/2021, đạt 210.222 tấn, tương đương 106,54 triệu USD. Đứng sau Philippines là thị trường Trung Quốc cũng giảm 4% cả về lượng và kim ngạch, đạt 75.830 tấn, tương đương 34,87 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 2,3 triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD, giá trung bình 510,6 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 29,3% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38,8% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ hai với khối lượng xuất khẩu đạt gần một triệu tấn, giá trị xuất khẩu 494,72 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 494,8 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 14,6% về kim ngạch nhưng giảm 13,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 17,4% trong tổng lượng và chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch.

Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 608.786 tấn, tương đương 356,85 triệu USD, giá 586,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 20,2%, 30,7% và 8,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo xuất khẩu sang Bangladesh tăng rất mạnh 8.617 % về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8% về giá, đạt 53.261 tấn, tương đương 32,19 triệu USD, giá 604 USD/tấn.

Xu hướng năm 2022 sẽ vẫn tiếp tục có lợi cho ngành gạo

Nhận định về triển vọng thị trường xuất khẩu gạo năm 2021, Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực (VFA) kiêm Chủ tịch HĐQT VFA cho rằng về mặt lý thuyết thì không thể đoán định gì về thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2022, vì đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp cùng với việc biến thể Omicron đang hoành hành nhiều khu vực trên thế giới mà đến nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa xác định cụ thể mức độ nguy hiểm của biến thể này.

Nhưng trước tình hình dịch bệnh như thế thì nhu cầu lương thực thực phẩm trên toàn cầu vẫn sẽ ổn định. Để đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân chắc chắn chính phủ các nước sẽ phải quan tâm đến lương thực và tăng cường dự trữ kho gạo quốc gia.

Như vậy, xu hướng năm 2022 sẽ vẫn tiếp tục có lợi cho ngành lương thực trong đó có gạo, và giá gạo xuất khẩu có khả năng vẫn sẽ ổn định như 2021 thậm chí cao hơn, vì hai nguyên nhân.

Thứ nhất, nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tăng. Thứ hai, như trên, để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân các nước nhập khẩu gạo phải ổn định tồn kho trong nước, nên kiểu gì cũng phải tăng nhập khẩu gạo để nâng dự trữ quốc gia.

Tuy nhiên vấn đề còn tùy thuộc Việt Nam mất mùa hay được mùa. Nếu được mùa mà giá xuất khẩu tăng sẽ có lợi cho người nông dân, vì xu hướng chung là người nông dân đang giảm dần sản xuất gạo trắng thông thường giá bán thấp, chuyển sang trồng các loại gạo cấp cao giá bán cao.

Tuệ Minh (tổng hợp)

Xem thêm: lmth.829835a-nat-ueirt-6834-nert-tad-1202-man-coun-ac-aul-gnoul-nas/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn và dự báo xu hướng 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools