Cụ thể, giá đồng và nhôm đều đã tăng kỷ lục, đặc biệt thiếc tăng gấp đôi trong bối cảnh kinh tế phục hồi, cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ở chiều ngược lại, sắt, thép có một năm lao dốc đáng kể sau khi Trung Quốc siết chặt lĩnh vực bất động sản và nhiều công ty xây dựng nước này rơi vào khó khăn.
Các biện pháp kích thích trở lại của Bắc Kinh có thể tạo kỳ vọng cho ngành thép của Trung Quốc, trong khi sự thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang (FED) và lạm phát dai dẳng là một rủi ro lớn của các thị trường. Trong khi đó, các yếu tố liên quan tới năng lượng và chương trình khí hậu sẽ tác động chính tới giá nhôm.
"Kim loại cơ bản đã hoạt động xuất sắc trong năm 2021, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì chúng tạo đã phục hồi mạnh mẽ sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2020. Năm tới sẽ chứng kiến nhu cầu tích cực nói chung, nhưng với sự biến động giá lớn hơn khi phía cung phục hồi", Gavin Wendt, Giám đốc sáng lập tại Mine Life Pty cho biết.
Thiếc thường không nhận được nhiều sự chú ý, nhưng lại là kim loại có mức tăng lớn nhất trong năm 2021. Giá thiếc đã tăng gần gấp đôi so với một năm trước, với sự bùng nổ điện tử thúc đẩy nhu cầu khi đại dịch COVID-19 gây ra sự gián đoạn.
Kết thúc năm 2021, giá vàng giảm nhẹ. Giá vàng đã dao động giằng co trong năm 2021 khi các nhà đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro hơn bao gồm cổ phiếu năng lượng và hàng hóa công nghiệp. Sự thắt chặt chính sách tiền tệ của FED có thể tạo ra nhiều sóng gió hơn khi các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ nâng lãi suất 3 lần vào năm 2022, với một số người tham gia thị trường dự kiến đợt tăng lãi suất đầu tiên của FED sẽ diễn ra vào tháng 3.
Hiện giá năng lượng tăng cao ở châu Âu cũng tiếp tục chi phối nguồn cung đối với kim loại cơ bản. Trong tác động mới nhất đối với hoạt động sản xuất, Tập đoàn Alcoa vừa cho biết họ sẽ ngừng hoạt động một nhà máy ở Tây Ban Nha trong 2 năm do chi phí năng lượng cao.
Giá nhôm đã tăng hơn 40% trong năm 2021 và các ngân hàng dự báo nguồn cung sẽ thâm hụt sâu hơn trong năm tới khi sự thúc đẩy quy trình khử carbon của thế giới bắt đầu làm thắt chặt sản lượng trên toàn thế giới.
Năm 2022 cũng được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều sóng gió với thị trường kim loại với các yếu tố tác động như: thiếu hàng tồn kho, các gói hỗ trợ của Trung Quốc cũng như tình trạng lạm phát tiếp tục kéo dài.
VTV.vn - Theo nhận định của một số chuyên gia, năm 2022, khi lạm phát quá cao và việc tăng lãi suất không hiệu quả, giá vàng sẽ được hưởng lợi và bước vào một đợt tăng dữ dội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89751335140102202-1202-man-gnort-hnam-aoh-nahp-nab-oc-iaol-mik-aig/et-hnik/nv.vtv