Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - Ảnh: THẢO LÊ
Chiều 4-1, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - trao đổi thêm về việc Bộ Y tế điều chỉnh về quy định xác định F0.
Theo quy định mới, người tiếp xúc gần (F1) là một trong các trường hợp là người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0;
Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2m hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0;
Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2m hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0;
Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Ông Tâm cho biết, quy định mới về F1 này giúp khoanh vùng sát hơn, phân loại chính xác người có nguy cơ, thực sự tiếp xúc gần với ca nhiễm. Từ đó, ngành y tế sẽ triển khai các biện pháp khoanh vùng, truy vết hiệu quả hơn.
Về vấn đề này, Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi liệu việc xác định F1 này có hiệu quả với biến chủng Omicron, khi nhiều chuyên gia đánh giá rằng biến chủng này có tốc độ lây lan nhanh hơn 5 lần so với biến chủng Delta.
Ông Nguyễn Hồng Tâm cho rằng việc xác định F1 này đã được các chuyên gia, ngành y tế trong và ngoài nước đánh giá chặt chẽ dựa trên cơ sở khoa học. Do đó, hiện chưa có căn cứ để nói "việc xác định F1 này không đảm bảo an toàn khi xuất hiện biến chủng Omicron".
TTO - Trước tình hình biến thể Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan, Chính phủ đề ra các giải pháp về phòng, chống dịch hiệu quả hơn trong thời gian tới, trong đó có xã hội hóa vắc xin, thuốc điều trị COVID-19.
Xem thêm: mth.48490317140102202-norcimo-iov-naot-na-oc-noh-mo-yat-tab-ihk-iom-1f-hnid-yuq/nv.ertiout