Thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc khiến nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.
Cà Mau, Bạc Liêu là 2 tỉnh trọng điểm về nuôi tôm của cả nước. Năm 2021, nhiều thời điểm giá tôm giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Diện tích nuôi tôm thâm canh 2 tỉnh đạt trên 10.260ha. Trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh đạt trên 10.600ha, tăng trên 25% so với năm 2020.
Cả 2 tỉnh đã tập trung phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp các chứng nhận Naturland, BAP, EU, Selva Shrimp và VietGap với tổng diện tích trên.
Nhờ những cách làm sáng tạo, hiệu quả, nên tăng tưởng của thủy sản tăng. Năm nay, khó khăn lớn nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 kéo theo giá chi phí vật tư thức ăn tôm, thuốc tăng,… nhờ thời tiết thuận lợi, nuôi dễ thành công.
Năm qua, lĩnh vực chế biến tôm được xem là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất phù hợp. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng sản lượng tôm chế biến năm 2021 vẫn tăng.
Mặt hàng cua biển, đặc biệt là cua Năm Căn, năm nay xuất khẩu khó khăn. Cận Tết, giá cua giảm mạnh, hiện nay chỉ trên 200.000 đồng/kg loại ngon. Bên cạnh đó, du lịch trong tỉnh, khu vực miền Tây gần như "đóng băng" nên các mặt hàng thủy sản bán nội địa đều khó tiêu thụ.
Ngay cả con ngêu, tưởng chừng như sẽ thuận lợi, nhưng những ngày qua, tại tỉnh Bạc Liêu nghêu chết hàng loạt, giá lại giảm khiến người nuôi rơi vào cảnh khó khăn.
Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu cho rằng hiện tại người nuôi nên thận trọng thả giống, bởi giá đầu vào quá cao, trong khi giá bán không tăng, nếu không đặt năng suất người nuôi dễ bị cụt vốn.
Xem thêm: odl.779199-tet-nac-yagn-gnuhn-oht-nin-yat-neim-nas-yuht/et-hnik/nv.gnodoal