vĐồng tin tức tài chính 365

Các 'ông lớn' dầu mỏ không ngại Omicron

2022-01-06 09:59
Các ông lớn dầu mỏ không ngại Omicron - Ảnh 1.

Nhà máy lọc dầu LyondellBasell ở Texas, Mỹ - Ảnh: Reuters

Sau cuộc họp ngày 4-1, 23 thành viên của OPEC+ quyết định tăng sản lượng dầu lên thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 2-2022 như đã thống nhất vào giữa năm ngoái để bù đắp mức cắt giảm lớn của năm 2020. 

Động thái này diễn ra sau nhiều lần Mỹ hối thúc các nước xuất khẩu dầu tăng sản lượng và tình hình dịch COVID-19 hiện không gây ảnh hưởng lớn.

Tôi nghĩ OPEC+ sẽ thực hiện việc tăng 400.000 thùng/ngày từ cuộc họp này. Còn việc phải làm gì vào cuộc họp tháng 2 và 3-2022 thì đó là chuyện của lúc khác.

Chuyên gia về tin tức OPEC và Trung Đông của S&P Global Platts nhận định với Đài CNBC.

Dò đá qua sông

Các nhà phân tích của OPEC+ đánh giá biến thể Omicron sẽ ảnh hưởng không quá nặng nề lên nhu cầu năng lượng và dự kiến giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Khi Omicron xuất hiện vào cuối tháng 11-2021, lo ngại về nó đã đẩy giá dầu và chứng khoán đi xuống, nhưng các thị trường hiện đã hồi phục. Hoạt động giao thông và hàng không thời gian qua cũng cho thấy nhu cầu năng lượng không giảm mạnh.

Các nước xuất khẩu dầu hiện đang đi theo lộ trình "dò đá qua sông" - tăng dần sản lượng từng tháng để vừa đánh giá rủi ro, vừa bù đắp đợt cắt giảm 10 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2020 khi đại dịch khiến nhu cầu năng lượng của thế giới chạm đáy.

Với đợt tăng sản lượng mới, OPEC+ sẽ còn phải tăng thêm 3 triệu thùng/ngày đến tháng 9-2022 để bằng với mức trước đại dịch. Ngày 3-1, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo nhấn mạnh nhóm phải "luôn nhanh nhẹn và thích ứng với tình hình thay đổi liên tục". 

Ông cho biết: "Cách tiếp cận linh hoạt của nhóm đã giúp tăng cảm giác ổn định, yên tâm và liên tục cho thị trường và các nhà đầu tư".

Động thái của OPEC+ lập tức nhận được phản ứng tích cực từ Mỹ - quốc gia muốn bơm thêm dầu vào thị trường để hạ giá nhiên liệu. 

"Người Mỹ sẽ chứng kiến giá dầu giảm xuống nhờ đợt tăng sản lượng này" - Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) thuộc Nhà Trắng nói.

Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi của Washington khi giá dầu Brent lên đến 81 USD/thùng vào ngày 4-1, trong khi giá dầu West Texas Intermediate chạm mốc 77 USD/thùng - cao nhất từ cuối tháng 11-2021.

Trong năm 2021, dầu Brent đã tăng giá 50% và Ngân hàng Bank of America dự đoán giá dầu có thể đạt đỉnh 120 USD/thùng vào giữa năm 2022. Các quan chức OPEC+ nói giá dầu tăng là do niềm tin nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục phục hồi, họ không sợ việc tăng sản lượng sẽ làm giá dầu giảm.

Các ông lớn dầu mỏ không ngại Omicron - Ảnh 3.

Nguồn: Macrotrends - Đồ họa: TUẤN ANH

Không dễ tăng sản lượng

Nhưng kế hoạch của OPEC+ không hẳn không có rủi ro. Theo Hãng tin Bloomberg, nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất châu Á là Trung Quốc hiện đang có dấu hiệu giảm nhập khẩu do chính sách "zero COVID" và quy định nghiêm về vấn đề ô nhiễm.

Mỹ và nhiều nước đã chứng kiến hàng ngàn chuyến bay bị hủy trong dịp lễ năm mới vừa qua. Ngoài ra, OPEC+ còn phải tính đến khả năng Mỹ và các nước mở kho dự trữ dầu khẩn cấp khiến nguồn cung bị dư. 

Đó là chưa kể việc tăng sản lượng của OPEC+ cũng không dễ dàng khi nhiều quốc gia, nhất là Angola và Nigeria, đang vật lộn với việc đầu tư bị hạn chế và sản xuất gián đoạn.

Ngay cả Nga, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai sau Saudi Arabia, chỉ có thể đạt sản lượng 9,9 triệu thùng/ngày, ít hơn khoảng 600.000 thùng so với mức trước đợt cắt giảm 2020 và chưa đạt được mức 10,2 triệu thùng/ngày được phân bổ cho nước này.

Các chuyên gia cho rằng mức tăng thực tế trong tháng 2-2022 có thể không đạt như công bố. Điều này không phải không có cơ sở, khi báo cáo hồi tháng trước của Cơ quan Năng lượng quốc tế cho thấy OPEC+ không đạt được mục tiêu tăng 650.000 thùng/ngày của tháng 11-2021 và 750.000 thùng/ngày của tháng trước đó.

Đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầuĐại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu

IEA ngày 13/8 cho biết đại dịch COVID-19 đang tác động nặng nề đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu khi lĩnh vực vận tải vất vả chống chọi với các biện pháp phong tỏa.

Xem thêm: mth.4851157060102202-norcimo-iagn-gnohk-om-uad-nol-gno-cac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các 'ông lớn' dầu mỏ không ngại Omicron”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools