Nguồn tin của Bloomberg cho biết Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hãng bất động sản sau ít nhất hai quý giảm liên tiếp. Bên cạnh đó, các khoản vay của các công ty địa ốc lớn được sử dụng cho hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ không còn được tính vào chỉ số "ba lằn ranh đỏ" như trước.
Động thái này cho thấy giới chức Trung Quốc đang giảm mức độ kiểm soát mảng này, sau thời gian cố gắng hạ nhiệt thị trường đang bùng nổ nhanh chóng nhờ đòn bẩy tài chính. Các nhà phát triển như China Evergrande Group và Kaisa Group đã trễ hẹn thanh toán trái phiếu cùng nhiều sản phẩm tài chính khác, đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng và ổn định xã hội của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một dự án bất động sản ở Quảng Châu. Ảnh: Nikkei |
"Giai đoạn khó khăn nhất đã qua", Larry Hu, Người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, nói. Theo ông, các bước đi quan trọng tiếp theo để thúc đẩy thị trường bất động sản là nới lỏng hạn chế mua nhà, giảm tỷ lệ trả trước cũng như lãi suất cơ bản 5 năm. "Kích thích thực sự nhắm vào thị trường bất động sản có thể phải đến giữa năm nay mới xuất hiện", ông dự báo.
Động thái nới lỏng nguồn vốn cho M&A diễn ra trong bối cảnh các chủ đầu tư đang gặp khó khăn trong việc bán bớt tài sản để huy động tiền mặt. Trong khi các ngân hàng sẵn sàng cho vay, các nhà phát triển lại gặp khó trong việc chốt thương vụ, do các quy định trước đó.
"Mua bán và sáp nhập dự án là cách định hướng thị trường hiệu quả nhất cho lĩnh vực bất động sản để giải quyết rủi ro. Nhiều nhà phát triển mạnh đã sẵn sàng mua tài sản từ các công ty thiếu tiền mặt", Lan Zou, một quan chức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đánh giá.
Chỉ tính riêng tháng này, ngành bất động sản Trung Quốc cần ít nhất 197 tỷ USD để chi trả cho trái phiếu đáo hạn, các sản phẩm tài chính và trả chậm lương cho hàng triệu lao động nhập cư, theo tính toán của Bloomberg. Bắc Kinh đã kêu gọi các công ty như China Evergrande đảm bảo chi trả lương vào cuối tháng để tránh nguy cơ bất ổn xã hội.
Năm ngoái, các khoản vay ngân hàng dành cho các hãng địa đốc đã giảm 120 tỷ nhân dân tệ trong quý II và giảm 140 tỷ nhân dân tệ quý III. Với quan điểm thay đổi hiện nay, không rõ liệu các cơ quan quản lý có áp mục tiêu cụ thể về tăng quy mô cho vay bất động sản với từng ngân hàng hay không.
|
Dư nợ cho vay (nghìn tỷ nhân dân tệ) của các hãng địa ốc Trung Quốc thời gian qua. Đồ họa: Bloomberg |
Kể từ tháng 10, các ngân hàng cũng đã tăng tốc phê duyệt vay thế chấp cho người mua nhà. Các bên cho vay cũng được phép đăng ký bán chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp để giải phóng hạn ngạch cho vay.
Các ngân hàng Trung Quốc có hơn 51.400 tỷ nhân dân tệ dư nợ cho lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 9. Mức độ rủi ro ngành này hiện cao hơn tất cả ngành khác và chiếm khoảng 27% tổng dư nợ cả nước, theo dữ liệu chính thức.
Các dấu hiệu cho thấy các cơ quan quản lý đang tìm cách giảm bớt khó khăn của cho ngành này. Điều này giúp nhà đầu tư lạc quan hơn. Chỉ số Bất động sản CSI 300 tăng 4,9% phiên 7/1, nâng mức tăng của tuần này lên 8%. Nhà đầu tư đang hy vọng chính sách sẽ nới lỏng hơn nữa.
Tuy nhiên, nhiều công ty nhỏ vẫn có thể gặp khó khi huy động tiền mặt. Thị trường trái phiếu USD nước ngoài vẫn đóng cửa với hoạt động tái cấp vốn,. Đây là tình huống mà các nhà phân tích của HSBC Holdings dự đoán tiếp tục trong ít nhất sáu tháng nữa. Chỉ một số ít các công ty xây dựng khu vực tư nhân mạnh nhất gần đây đã được khai thác thị trường tín dụng liên ngân hàng trong nước. Trong khi đó, định giá cổ phiếu thấp hạn chế đã phạm vi huy động vốn.
Theo Bloomberg
NDH
Xem thêm: nhc.95765338180102202-nas-gnod-tab-yav-ohc-gnat-gnah-nagn-iog-uek-couq-gnurt/nv.zibefac