vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc đua điểm giao dịch không nhân viên của ngân hàng

2022-01-09 08:10

Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) vừa vận hành "Hệ sinh thái số Onebank" gồm các điểm giao dịch tự động mà khách hàng có thể nộp hoặc rút tiền từ tài khoản của tất cả nhà băng bằng QRCode. Người dùng cũng có thể tự gửi tiết kiệm, mở tài khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước; thanh toán thẻ; chuyển khoản, giao dịch và chuyển chứng từ...

Trước khi Nam A Bank xuất hiện Onebank ít ngày, đầu tháng 12, VPBank thí điểm lắp 3 ki-ốt tại Hà Nội và TP HCM gọi là VPBank NEO Express. Theo đó, khách hàng cũng có thể thực hiện nộp, rút tiền mặt từ tài khoản, tra cứu số dư, tự mở tài khoản, mở thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, gửi hoặc tất toán tiết kiệm, mở khoản vay tín chấp, thế chấp,... qua kênh này.

Nhiều ngân hàng khác cũng đã tham gia cuộc đua làm những điểm giao dịch tự động với các cấp độ khác nhau trong vài năm gần đây. Phổ biến nhất là họ nâng cấp ATM truyền thống. Ví dụ, hệ thống ngân hàng giao dịch tự động của Vietinbank và MBBank vận hành từ cuối năm 2020 có tên là R-ATM và Smart Bank.

Hay tại Techcombank có ATM-CR, được lắp lần đầu vào 2018 với 30 máy ở Hà Nội và TP HCM. Đến đầu năm 2021, Covid-19 cùng xu hướng chuyển đổi số thúc đẩy ngân hàng này tăng độ phủ, với 260 máy tại 43 địa phương.

Trong khi LiveBank của TPBank vận hành từ 2017 thì đã tiến sâu hơn trong cuộc đua điểm giao dịch không nhân viên khi ngoài dịch vụ nộp tiền mặt còn hỗ trợ thanh toán hóa đơn, mở sổ tiết kiệm, mở tài khoản. Đến nay, nhà băng này có hơn 330 điểm LiveBank trên toàn quốc.

Một kiosk tự phục vụ của VPBank. Ảnh ngân hàng cung cấp

Một kiosk tự phục vụ của VPBank. Ảnh ngân hàng cung cấp

Theo lý giải của các lãnh đạo ngân hàng, mục tiêu chung trong cuộc đua này là họ muốn nâng cao trải nghiệm của khách hàng theo xu hướng thời thượng như kiểu "không người" bằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), "một chạm", "không tiếp xúc".

Còn VPBank giải thích rằng, khách hàng giờ muốn sự tiện lợi, nhanh chóng, không chịu những ràng buộc hay giới hạn về thời gian. "Họ thích sử dụng công nghệ, thích được phục vụ và cung cấp dịch vụ ngân hàng bất cứ lúc nào", đại diện ngân hàng cho biết.

Sở dĩ các điểm giao dịch tự động với màn hình cảm ứng, nhân viên ảo hoặc từ xa, cung cấp nhiều dịch vụ mà trước đây khách hàng thường phải đến các chi nhánh, nở rộ một phần nhờ vào Thông tư 16.

Thông tin từ đại diện Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, từ khi Thông tư 16 cho phép mở tài khoản trực tuyến có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, 2,2 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân được mở và đang hoạt động với 23 triệu giao dịch.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, động lực để nhiều lãnh đạo ngân hàng quyết tâm chuyển đổi số đến từ sức ép thay đổi của thị trường, cũng như chuẩn bị có những tham vọng lớn lao trong tương lai.

Đầu tiên, hành vi và đặc điểm khách hàng đang dần thay đổi. Gen Y (sinh khoảng năm 1980 đến 1995) và Gen Z (sinh khoảng năm 1996 đến 2010) sẽ dần dần là khách hàng chính. Họ là thế hệ am hiểu kỹ thuật số (Digital Native) với những nhu cầu mới, yêu thích công nghệ, di động,

Mặt khác, các đối thủ mới, những Fintech đang trên đà phát triển với nhiều dịch vụ, tiện ích thú vị, thân thiện buộc các ngân hàng phải nghĩ đến việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tư duy lại về trải nghiệm khách hàng, hệ thống sản phẩm/dịch vụ, bên cạnh việc bắt tay hoặc đầu tư vào chính các Fintech.

Theo ông Abhijit Chavan, Phó chủ tịch Khu vực, Quản lý Quan hệ Khách hàng tại châu Á – Thái Bình Dương của Backbase, những năm gần đây, người dùng cuối đã quen thuộc với việc sử dụng các ứng dụng như Netflix, hoặc Grab. Theo đó, họ cũng muốn có trải nghiệm tương tự khi giao dịch với các dịch vụ ngân hàng.

"Người dùng muốn tiếp cận các công cụ kỹ thuật số quản lý tài chính để truy cập nhanh chóng vào hồ sơ tài chính của mình, hơn nữa, họ muốn việc này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Với tình hình dịch bệnh, các chi nhánh ngân hàng vật lý không còn dễ dàng tiếp cận như trước", ông giải thích.

Yếu tố ngắn hạn như đại dịch cũng thật sự khiến quá trình chuyển đổi số được tăng tốc. Theo đó, các nhà băng cần tiết kiệm các chi phí vận hành nội bộ cũng như mạng lưới giao dịch có người. Thay vào đó là hệ thống tự động, không người trên ứng dụng hoặc các kiosk. Đây không chỉ là các kênh đảm bảo giãn cách mà còn đóng vai trò phát triển doanh thu bán lẻ trong tương lai.

Chính Ngân hàng Nhà nước cũng nhắm đến mục tiêu đó cho ngành. Hồi tháng 5, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng ký Quyết định số 810 phê duyệt "Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Trong đó, xác định mục tiêu hướng đến 2025 đảm bảo 60% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%. Mới hôm 10/12, quyết tâm càng khẳng định khi bà Hồng ký ban hành Quyết định số 1977 thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác chuyển đổi số ngành ngân hàng.

Viễn Thông

Xem thêm: lmth.1587044-gnah-nagn-auc-neiv-nahn-gnohk-hcid-oaig-meid-aud-couc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc đua điểm giao dịch không nhân viên của ngân hàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools