vĐồng tin tức tài chính 365

Đường đi lô thuốc giả của VN Pharma

2022-01-10 09:09

Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm đã dùng các thủ đoạn nhập khẩu lô thuốc giả nhãn mác hãng Health 2000 Canada để từ đó, VN Pharma bán cho các doanh nghiệp, cơ sở y tế, hưởng lợi hàng chục tỉ đồng.

Đường đi của lô thuốc giả

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Minh Hùng - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma và 13 bị can trong vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo cáo trạng, khoảng cuối tháng 10.2012, Võ Mạnh Cường cùng Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Trí Nhật - Phó Tổng Giám đốc VN Pharma gặp Raymundo Y.Mararac - Giám đốc sản xuất của Health 2000 Canada tại Philippines, đồng thời là giám đốc điều hành của Công ty Helix Canada, tại một khách sạn ở TPHCM để bàn chuyện việc Nguyễn Lê Xuân Khang (đang bỏ trốn) vi phạm hợp đồng cung cấp thuốc độc quyền nhãn mác Health 2000 Canada. Sau đó, Hùng đồng ý mua thuốc của Helix Canada.

Theo đó, Raymundo sẽ cung cấp giấy tờ để Công ty VN Pharma làm thủ tục cấp visa nhập khẩu với các thuốc mà thị trường Việt Nam đang có nhu cầu sử dụng. Trong thời gian chờ cấp visa thì phía Helix Canada sẽ sản xuất các thuốc có cùng hoạt chất, công dụng và đặt tên thương mại giống như các thuốc do Health 2000 Canada đã bán cho VN Pharma trước đó. Cường được Raymundo giới thiệu làm đại diện của Helix Canada tại Việt Nam.

Sau đó, Hùng đã liên hệ với Cường đặt mua 4 loại thuốc do Helix Canada sản xuất, có cùng hoạt chất, công dụng và tên thương mại giống các thuốc Health 2000 Canada đã được Cục Quản lý Dược cấp visa.

Thời điểm này, Helix Canada chưa được cấp Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam nên không thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam.

Do đó, Cường và Hùng đã thống nhất lập các hợp đồng nội bộ giữa VN Pharma với Helix Canada dùng để đặt hàng, theo dõi việc thanh toán và ràng buộc tiến độ giao hàng...

Để nhập khẩu 4 loại thuốc (Kafotax-1000, Kaderox-250, H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin) vào Việt Nam, Hùng chỉ đạo nhân viên làm giả 15 hợp đồng mua bán giữa VN Pharma với Công ty Austin Hong Kong (Doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam) với tổng số lượng là 838.100 hộp, trị giá hơn 2,5 triệu USD (hơn 54 tỉ đồng).

Do nhiều thông tin trong hồ sơ nhập khẩu 4 loại thuốc nhãn mác Health 2000 Canada không nhất quán, các giấy tờ liên quan đến lô thuốc đều thể hiện do Helix Canada sản xuất, nên Cường đã chỉnh sửa logo của Helix Canada thành Health 2000 Canada trên giấy chứng nhận kiểm nghiệm xuất xưởng, Hoá đơn thương mại...

Để nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, từ ngày 8.1.2013-11.9.2014, Hùng chỉ đạo nhân viên mở 21 tờ khai hải quan tại Cục Hải quan TPHCM, kèm theo bộ hồ sơ thông quan, để hợp thức thủ tục.

Để hợp thức việc thanh toán tiền mua thuốc, Hùng chỉ đạo Ngô Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc VN Pharma, Nguyễn Trí Nhật và Kế toán trưởng Lê Thị Vũ Phương ký 53 Lệnh chuyển tiền để thanh toán với số tiền hơn 2,3 triệu USD (khoảng gần 49 tỉ đồng).

Sau khi nhập khẩu, thông quan 4 loại thuốc trên, VN Pharma đã bán cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc 623.819 hộp, tổng số tiền gần 52 tỉ đồng (VN Pharma hưởng lợi gần 32 tỉ đồng).

Với sai phạm trên, Hùng, Cường và một số bị can khác bị truy tố về tội "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".

Hành vi thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ quyền hạn

Theo cáo trạng, việc để Hùng và đồng phạm nhập khẩu trót lọt số thuốc giả trên có sự thiếu trách nhiệm của Thứ trưởng Trương Quốc Cường cùng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của một số cán bộ thuộc Cục Quản lý Dược Bộ Y tế.

Trong đó, bị can Nguyễn Thị Thu Thuỷ - nguyên Phó trưởng phòng Quản lý giá thuốc Cục Quản lý Dược đã tự ý thẩm định dựa trên các tài liệu được đưa trái quy định vào hồ sơ; thẩm định bổ sung đề nghị cấp số đăng ký cho 2 thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện.

Bị can Trương Quốc Cường là người có trách nhiệm quản lý, giám sát xuyên suốt từ khâu thẩm định đến xét duyệt hồ sơ đăng ký thuốc theo quy định. Tuy nhiên, bị can đã không phát hiện được những sai phạm trong biên bản thẩm định. Bị can đã xét duyệt cấp số đăng ký cho 7 thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada trong khi biên bản thẩm định và hồ sơ không đủ điều kiện cấp.

Bị can Cường với vai trò, trách nhiệm của mình đã không đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả nhãn mác Health 2000 Canada. Mặc dù bị can nhận được nhiều nguồn thông tin cảnh báo.

Hậu quả, số thuốc giả nhãn mác trên vẫn được VN Pharma cung cấp cho các đơn vị kinh doanh, các cơ sở y tế để bán, sử dụng điều trị cho người bệnh có giá trị gần 3,8 tỉ đồng.

Xem thêm: odl.933399-amrahp-nv-auc-aig-couht-ol-id-gnoud/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đường đi lô thuốc giả của VN Pharma”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools