Theo Sáng kiến đầu tư tương lai châu Á, trọng tâm hợp tác với các nước ASEAN sẽ gồm các lĩnh vực như củng cố chuỗi cung ứng, đầu tư kết nối hạ tầng, phát triển kỹ thuật số và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Nhật Bản coi ASEAN là trung tâm trong chuỗi cung ứng của thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Trong năm 2021, Nhật Bản đã chi khoảng 300 triệu USD hỗ trợ các công ty tư nhân đa dạng chuỗi cung ứng tại ASEAN. Trong thời gian tới nước này sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đầu tư, lĩnh vực ưu tiên sẽ là sản xuất phụ tùng ô tô, chăm sóc sức khỏe và hậu cần. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn hỗ trợ các nước ASEAN phát triển hạ tầng kết nối, thúc đẩy quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số cũng như số hóa các thủ tục thương mại.
Với sự tham gia của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), ban đầu Nhật Bản sẽ đầu tư 9 triệu USD để thực hiện 100 dự án điển hình về quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số tại các nước ASEAN và các nước châu Á khác. Về đầu tư nhân lực, Nhật Bản sẽ mở rộng chương trình liên kết đào tạo, mở ra cơ hội cho 50.000 chuyên gia châu Á có tay nghề cao làm việc trong các công ty Nhật Bản trong 5 năm tới.
ASEAN là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản, do đó, Sáng kiến đầu tư tương lai châu Á sẽ là sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường năng lực cạnh tranh ở ASEAN trong bối cảnh sự cạnh tranh hợp tác của các quốc gia tại khu vực này ngày càng quyết liệt.
VTV.vn - Sáng 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị quốc tế về "Tương lai châu Á" lần thứ 26 theo hình thức trực tuyến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.73114523111102202-a-uahc-ial-gnout-ut-uad-neik-gnas-ob-gnoc-nab-tahn/ioig-eht/nv.vtv