vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ chế đấu thầu năng lượng tái tạo thế nào để tránh sự "cong vênh"?

2022-01-12 03:59

Tại toạ đàm "Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo", các chuyên gia nhận định rằng, để thực hiện tốt việc đấu thầu các dự án năng lượng tái tạo trong thời gian tới, ngoài việc cần có hệ thống cơ sở dữ liệu thì việc các quy định pháp lý đi kèm hiện cũng cần hoàn thiện, để tránh sự "cong vênh".

Cơ chế đấu thầu là cần thiết nhưng cần có quy trình cụ thể

Phát biểu tại toạ đàm: "Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo" vào chiều 11.1 do Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Quang Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và đào tạo cho biết, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có ưu điểm cho kết quả mang tính cạnh tranh, người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu như thế nào thì cần phải bàn bạc kỹ lượng. Mọi quy trình phải công khai, minh bạch, biểu giá phải rõ ràng.

Theo vị này, điểm khó khăn là cách thức tổ chức đấu thầu thế nào. Nếu chúng ta không đưa ra được quy trình, quy định cụ thể thì sẽ có sự "cong vênh", gây ra những hệ lụy.

Các chuyên gia phát biểu tại toạ đàm “Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo“. Ảnh chụp màn hình
Các chuyên gia phát biểu tại toạ đàm “Cơ chế đấu thầu phát triển bền vững thị trường điện năng lượng tái tạo“. Ảnh chụp màn hình 

Do vậy, ông Nguyễn Quang Minh kiến nghị cần có bước chuyển đổi từ các cơ chế khuyến khích sang đấu thầu. Đây là điều cần thiết và phải làm thận trọng đối với Việt Nam.

"Hiện nay, dù đã có các luật liên quan đến cơ chế đấu thầu, nhưng với lĩnh vực năng lượng, chúng ta còn bỡ ngỡ, đặc biệt đối với dự án điện năng lượng tái tạo thì rất bấp bênh", ông Minh nói.

Theo đó, về pháp lý, Việt Nam đã có Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, rồi các quy hoạch đất đai, quy hoạch điện, nhưng để xây dựng các quy định, chính sách cho đấu thầu năng lượng tái tạo vẫn là khá khó khăn. Các quy hoạch đất đai và quy hoạch điện cần phải làm đồng bộ với nhau, xem xét để làm sao có quy định sửa đổi cho phù hợp.

Đấu thầu "điện sạch" làm sao để "mượt mà"

PGS. TS Nguyễn Hồng Phương - Đại diện Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam cho hay, đấu thầu cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư sẽ giúp các dự án năng lượng tái tạo được triển khai hiệu quả, minh bạch hơn.

Để thực hiện đấu thầu, theo ông Phương, có thể thực hiện các bước như xác định mục tiêu năng lượng tái tạo đấu thầu, xác định các khu vực thí điểm và đánh giá ảnh hưởng từng khu vực đến lưới, đến khả năng phát trong cả năm của từng vùng.

"Đề xuất vòng đấu thầu đối với điện mặt trời mặt đất ở giai đoạn đầu có thể ở ngưỡng 500 MW và nên tập trung ở khu vực Bắc Trung bộ như Thanh hóa, Nghệ An, vì điều kiện kỹ thuật khá tốt và năng lực giải tỏa trên lưới tốt. Sau đó, có thể nghiên cứu đấu thầu thêm ở các khu vực khác", ông Phương đề xuất.

Trao đổi thêm vấn đề này, TS Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Vietnam cho hay, với việc đấu thầu dự án năng lượng tái tạo, thay vì giao cho tổ chức đấu thầu, thì các tỉnh, thành phố cũng phải tham gia, song hành cùng nhà đầu tư để được lựa chọn.

Bộ Công Thương có thể đưa ra yêu cầu, kế hoạch đấu thầu mua điện, để các tỉnh chuẩn bị và hàng năm có thể công bố kết quả. Bước tiếp theo là công việc của các nhà đầu tư, tỉnh thành phố sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đấu thầu.

Bên cạnh đó, TS Lê Duy Bình cho rằng, đây là giai đoạn quan trọng để chuyển tiếp sang cơ chế đấu thầu, làm sao để "mượt mà" nhất, hạn chế các tranh chấp sau này, duy trì sự hứng thú của các nhà đầu tư với năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Xem thêm: odl.449399-hnev-gnoc-us-hnart-ed-oan-eht-oat-iat-gnoul-gnan-uaht-uad-ehc-oc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ chế đấu thầu năng lượng tái tạo thế nào để tránh sự "cong vênh"?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools