vĐồng tin tức tài chính 365

'Nông sản xuất khẩu tiểu ngạch không phải hàng kém chất lượng'

2022-01-12 17:06
Nông sản xuất khẩu tiểu ngạch không phải hàng kém chất lượng - Ảnh 1.

Tài xế chờ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn - Ảnh: NAM TRẦN

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định như vậy khi phát biểu mở đầu tại cuộc họp bàn về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển do bộ tổ chức chiều 12-1.

Ông Nam cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa nhận được thông tin từ hôm nay, Trung Quốc khôi phục nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu ở Lào Cai. Cửa khẩu Móng Cái đã thông quan trở lại cách đây 2 ngày, tuy nhiên hôm nay Trung Quốc phát hiện 1 lô hàng dính virus SARS-CoV-2 trên bao bì nên phía bạn tạm dừng để khử khuẩn, sau đó sẽ mở lại.

Đối với cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Bằng Tường (Trung Quốc) cũng đang đề nghị tỉnh Quảng Tây cho phép thông quan trở lại. Tuy nhiên phía bạn vẫn đề nghị vấn đề số 1 là làm sao kiểm soát chặt dịch COVID-19, không để nhiễm virus vào bao bì, nhãn mác.

"Tuy phía bạn đã mở lại một số cửa khẩu nhưng có thể đóng cửa bất cứ lúc nào nếu phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2. Hơn nữa sắp đến Tết Nguyên đán, có cửa khẩu nghỉ 1 tuần, có cửa khẩu nghỉ 14 ngày, các doanh nghiệp cần cân nhắc, nếu dồn hàng hóa lên các cửa khẩu thì sẽ rất khó khăn", ông Nam nói.

Ông Nam cũng nhấn mạnh vừa qua, có một số doanh nghiệp, một số ngành hiểu sai về vấn đề xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc khi nói "nông sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch do không đảm bảo chất lượng".

"Bộ khẳng định thông tin này không đúng. Xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều thực hiện quy định kiểm dịch động thực vật, có truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng đầy đủ theo đúng quy định. Đây chỉ là hình thức xuất khẩu qua biên giới, không phải hàng tiểu ngạch là hàng kém chất lượng", ông Nam nói.

Theo ông Nam, đối với thị trường Trung Quốc hiện đã cấp gần 2.000 mã số vùng trồng, riêng thanh long 247 mã số (chiếm 85% diện tích vùng trồng), xoài và mít khoảng 50% vùng trồng. Như vậy không thể nào nói thanh long, trái cây không đảm bảo chất lượng khi xuất sang Trung Quốc. Việc nông sản, trái cây bị ách tắc nguyên nhân chính là phía Trung Quốc phát hiện vỏ bao bì có nhiễm COVID-19.

Về cuộc họp hôm nay, ông Nam cho biết sẽ tháo gỡ những khó khăn, tạo cơ chế thuận lợi trong vận tải đường biển để xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt - cho biết trong quý 1-2022, tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang có nhu cầu xuất khẩu khoảng 100.000 tấn thanh long qua đường biển và cần khoảng 5.000 vỏ container.

"Cục Hàng hải đề nghị doanh nghiệp thông tin cần container độ lạnh bao nhiêu, địa chỉ cảng sẽ xuất khẩu để điều tiết", ông Tùng nói.

Ông Tùng cho hay việc xuất khẩu thanh long qua đường biển sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn.

"Chí phí vận chuyển hiện tăng gấp 3 lần so với trước. Thiếu container lạnh và tàu để xuất khẩu qua đường biển, thời gian vận chuyển dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Phía Trung Quốc kiểm soát COVID-19 chặt có thể làm chậm quá trình bốc dỡ hàng tại cảng biển, rủi ro thanh long bị loại bỏ khi phát hiện COVID-19", ông Tùng cho biết thêm.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển cũng gặp khóXuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển cũng gặp khó

TTO - Theo tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, phía Trung Quốc áp dụng chính sách 'Zero COVID' nên việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là trái cây tươi, bằng đường biển cũng gặp nhiều khó khăn.

Xem thêm: mth.65953645121102202-gnoul-tahc-mek-gnah-iahp-gnohk-hcagn-ueit-uahk-taux-nas-gnon/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Nông sản xuất khẩu tiểu ngạch không phải hàng kém chất lượng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools