vĐồng tin tức tài chính 365

Tình hình Covid-19 hôm nay 12.1: TP.HCM tập trung chăm sóc toàn diện bệnh nhân hậu Covid-19

2022-01-13 04:33

Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay: Cả nước ghi nhận 16.066 ca, Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca. Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 16 giờ hôm qua 11.1 đến 16 giờ hôm nay, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.135 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 16.066 ca trong nước (tăng 47 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố. Trong các ca mắc mới, có 10.889 ca trong cộng đồng. Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh cao: Hà Nội 2.948 ca, Khánh Hòa 772 ca, Bình Định 702 ca, TP.HCM 696 ca, Bình Phước 641 ca, Đà Nẵng 592 ca...

Ngày 12.1: Công bố 28.291 ca Covid-19, 38.943 ca khỏi | Hà Nội 2.948 ca | TP.HCM 696 ca

Ngày 12.1, Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Khánh Hòa. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk giảm 380 ca, Cà Mau giảm 227 ca, Lạng Sơn giảm 87 ca. Các tỉnh, thành có số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM tăng 138 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 106 ca, Nam Định tăng 82 ca. Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có thêm 38.943 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua ghi nhận 177 ca tử vong tại các tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM nhiều nhất với 18 ca (4 ca chuyển đến từ các tỉnh).

Tình hình Covid-19 hôm nay 12.1: TP.HCM tập trung chăm sóc toàn diện bệnh nhân hậu Covid-19 - ảnh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân hậu Covid-19

duy tính

Đa số bệnh nhân hậu Covid-19 ở TP.HCM đi khám bệnh vì mệt mỏi, lo lắng, khó thở. Tại hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của kế hoạch năm 2022 do Sở Y tế TP.HCM tổ chức chiều 12.1, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, qua thống kê trên 1.021 ca hậu Covid-19 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong 40 ngày qua, đa số bệnh nhân hậu Covid-19 đi khám bệnh vì mệt mỏi, lo lắng, khó thở. Có đến 510 bệnh nhân đến khám về hô hấp (gần 50%), 182 ca khám thần kinh, 134 ca khám tim mạch, 80 ca khám nội tiết, 66 ca khám tiêu hóa và 49 ca khám cơ xương khớp.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng cho biết thêm, tại Việt Nam chưa có ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu Covid-19 tại cộng đồng. Nhưng qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có từ 33 - 76% bệnh nhân có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 ít nhất 6 tháng sau đợt cấp tính bệnh, trong đó 20% bệnh nhân phải tái nhập viện. Có tới 80% bệnh nhân phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện. “Hiện tại, hội chứng hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc lớn tuổi cần nhập viện, mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh và mắc bệnh nhẹ”, TS.BS Dũng nói.

Năm 2022, ngành y tế TP.HCM có 9 nhóm hoạt động trọng tâm. PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, năm 2022, ngành y tế TP.HCM có 9 nhóm hoạt động trọng tâm, trong đó hoạt động đầu tiên là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Theo đó, để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, TP.HCM nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch trong các hoạt động theo các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Theo dõi sát diễn biến của biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2. Xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên... Đặc biệt là tiêm xong mũi 3 trước Tết Nguyên đán.

“Chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện theo hướng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các nhóm đối tượng bị tác động hoặc có nguy cơ tác động cao, đặc biệt là bệnh nhân hậu Covid-19”, PGS.TS Tăng Chí Thượng nói.

Đa số bệnh nhân hậu Covid-19 tại TP.HCM đi khám bệnh vì mệt mỏi, lo lắng, khó thở

Hà Nội ghi nhận gần 3.000 ca mắc Covid-19. Cụ thể, số ca mắc mới tại Hà Nội ghi nhận hôm nay 12.1 là 2.948 ca bệnh, phân bố tại 395 xã, phường, thị trấn, thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Q.Ba Đình 116 ca, H.Hoài Đức 111 ca, Q.Bắc Từ Liêm 98 ca, Q.Long Biên 94 ca, Q.Hoàn Kiếm 93 ca, Q.Đống Đa 83 ca…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27.4 đến nay) là 79.615 ca. Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố có 50.946 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong ngày 12.1, tại Hà Nội ghi nhận 11 ca tử vong. Tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 27.4 đến nay tại Hà Nội là 281 người.

n

Cà Mau tiêm vét mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 12 tuổi trở lên. Ngày 12.1, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch tỉnh này vừa ký quyết định phân bổ vắc xin phòng Covid-19 cho 9 huyện, TP.Cà Mau là 113.440 liều. Cụ thể, gồm 100.000 liều vắc xin Astra Zeneca và 13.440 liều Moderna và thời gian hoàn thành việc phân bổ vắc xin trước ngày 15.1.

Theo đó, tiêm mũi 3 bao gồm liều bổ sung, liều nhắc lại cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên, đủ điều kiện tiêm. Liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Vero Cell, đủ thời gian theo quy định, sử dụng vắc xin Astra Zeneca hoặc Moderna (Modema ưu tiên cho người lớn tuổi, người có bệnh nền); liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 2 mũi vắc xin Astra Zeneca đủ thời gian theo quy định Bộ Y tế, sử dụng vắc xin Astra Zeneca. Tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên, đủ điều kiện tiêm theo quy định.

Bắc Ninh tạm dừng hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho… để phòng chống dịch Covid-19. Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng và khu công nghiệp. Do đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này đã có văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp tết Nhâm Dần 2022.

Bắc Ninh là địa phương có nhiều lễ hội nổi tiếng dịp Tết Nguyên đán như hội Lim (H.Tiên Du), hội chùa Phật Tích (H.Tiên Du), hội làng Diềm (TP.Bắc Ninh), hội đền Bà Chúa Kho (TP.Bắc Ninh), hội Đền Đô (TP.Từ Sơn)… Những lễ hội này thường đón hàng trăm nghìn du khách thập phương mỗi năm. Việc yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội hoạt động trước, trong và sau dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần đồng nghĩa với việc năm nay các lễ hội này sẽ không được tổ chức.

H.Thanh Miện (Hải Dương) bỏ yêu cầu nhà hàng phải làm xét nghiệm Covid-19 cho thực khách. Sáng 12.1, thông tin từ UBND H.Thanh Miện cho biết, đơn vị này đã có điều chỉnh về quy định phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, từ 14 giờ ngày 11.1, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn được phép hoạt động mà không phải yêu cầu xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm RT-PCR (có thời hạn trong 72 giờ) của khách hàng.

Trước đó, tại H.Thanh Miện và TP.Hải Dương có ban hành quy định các nhà hàng, quán kinh doanh dịch vụ ăn uống phải tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra xét nghiệm PCR (thời hạn 72 giờ) của khách, kết quả âm tính mới được vào ăn uống tại chỗ. Quy định này khiến người dân và chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bức xúc và đánh giá là không phù hợp với thực tế, gây tốn kém. Sau khi báo Thanh Niên phản ánh, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đều có chỉ đạo yêu cầu H.Thanh Miện và TP.Hải Dương điều chỉnh các quy định chống dịch phù hợp với thực tiễn.

Cà Mau ghi nhận 535 ca mắc mới, kiến nghị Bộ Y tế cấp phát thêm thuốc kháng vi rút Covid-19. Ngày 12.1, tin từ Sở chỉ huy phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau cho biết, trong ngày hôm nay, tỉnh ghi nhận 535 ca mắc Covid-19 mới (10 ca qua xét nghiệm PCR, 525 ca qua test nhanh) và 4 ca tử vong. Trong đó, có 477 ca cộng đồng, 50 ca đang cách ly và 8 ca trong khu phong tỏa. Trong số ca mắc mới, TP.Cà Mau có 140 ca; H.Trần Văn Thời 97 ca; H.Thới Bình 79; H.Đầm Dơi 54 ca; H.Cái Nước 47 ca; H.Phú Tân 37 ca; H.Ngọc Hiển 33 ca; H.U Minh 29 ca , H.Năm Căn 17 ca và 2 ca ngoài tỉnh về.

Hiện tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Y tế cấp phát thêm thuốc kháng vi rút Covid-19 để tỉnh kịp thời khống chế nhanh dịch bệnh, giảm F0 chuyển nặng và tử vong, tránh quá tải cho cơ sở điều trị tầng 2 và tầng 3. Đồng thời, cho phép tỉnh mở rộng tiêm vắc xin mũi 3 đối với những người từ 12 - 17 tuổi để tăng độ bao phủ vắc xin, hạn chế chuyển nặng và tử vong ở nhóm tuổi này, giúp phụ huynh yên tâm cho học sinh đi học trở lại trong thời gian tới.

Miền Tây có ca Covid-19 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron

Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, trẻ mầm non TP.HCM đến trường từ tháng 2 theo tinh thần tự nguyện. Ngày 12.1, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thời gian năm học của bậc mầm non và quyết định về việc cho trẻ đến trường trở lại sau Tết Nguyên đán. Theo quyết định của UBND TP.HCM, từ tháng 2 - 7, trẻ đến trường tham gia các hoạt động trực tiếp theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và người chăm sóc trẻ. Thời gian kết thúc năm học của bậc mầm non là 29.7. Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo việc triển khai các phương án tổ chức, hình thức dạy, học phù hợp, bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục và an toàn cho đội ngũ giáo viên, trẻ mầm non. Trước đó, từ 13.12.2021, lần lượt học sinh lớp 9, 12 và sau đó từ 4.1.2022, học sinh từ lớp 7, 8, 10, 11 đã đến trường học trực tiếp sau khi học trực tuyến gần hết 1 học kỳ của năm học 2021 - 2022. Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đánh giá kết quả tổ chức dạy học trực tiếp thời gian vừa qua ở thành phố rất khả quan.

Xem thêm: lmth.4450241tsop-91-divoc-uah-nahn-hneb-neid-naot-cos-mahc-gnurt-pat-mch-pt-1-21-yan-moh-91-divoc-hnih-hnit/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:Dân sinh

“Tình hình Covid-19 hôm nay 12.1: TP.HCM tập trung chăm sóc toàn diện bệnh nhân hậu Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools