Theo hàng trăm dự báo mà Visual Capitalist phân tích, tâm lý chung của các chuyên gia có thể được mô tả là lạc quan thận trọng.
Đầu tiên, kinh tế toàn cầu được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng với tốc độ thấp hơn 2021. Dưới đây là các ước tính GDP trung vị cho thế giới và một số vùng, tổng hợp từ các nguồn uy tín như IMF và Goldman Sachs:
Đa số chuyên gia đồng ý rằng chính sách tiền tệ sẽ bắt đầu bị thắt chặt trong 12 tháng tiếp theo. Dưới đây là dự báo hành động của các ngân hàng trung ương lớn:
Không ít người mô tả thời đại tỷ suất lợi nhuận chứng khoán thấp hơn và biến động gia tăng. Nhiều vấn đề đeo bám 2021 sẽ tiếp tục kéo dài sang 2022.
Những công nghệ đột phá mới tiếp tục định hình lại các ngành, biến đổi khí hậu và an ninh mạng sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong năm nay. Căng thẳng địa chính trị cũng đang nóng lên khi các quốc gia đã thích nghi với những thách thức trước mắt của đại dịch. Nói tóm lại, không ai trông chờ một năm 2022 bình lặng.
Một số dự báo trên rất rõ ràng và dễ hiểu. Mục tiêu GDP không cần giải thích nhiều. Dưới đây là một số dự đoán mà các chuyên gia đồng tình rằng đáng để giải thích chi tiết thêm:
Có khá nhiều điểm nóng tiềm năng trên thế giới, nhưng dưới đây là các khu vực đáng theo dõi trong 2022.
Iran: Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng cao sau cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ ở miền nam Syria vào mùa thu năm 2021. Căng thẳng giữa Iran và Israel cũng có khả năng leo thang hơn nữa vào năm 2022, kéo các quốc gia khác trong khu vực vào xung đột.
Ukraine: Tiếp nối các căng thẳng bùng phát sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Sự phục thuộc của châu Âu vào khí tự nhiên của Nga và vị trí trung chuyển khí tự nhiên quan trọng của Ukraine khiến tình huống này được các chuyên gia theo dõi sát sao.
Đài Loan: Nguy cơ Trung Quốc đại lục tấn công đảo Đài Loan đã tăng cao trong tâm trí của các chuyên gia, tuy động thái của Trung Quốc có thể chỉ là "nói nhiều làm ít".
Đầu năm 2021, khá nhiều dự báo về Trung Quốc chủ yếu mang tính tính cực vì nước này bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 nhanh hơn phần còn lại của thế giới.
Đến 2022, các dự báo đã đảo ngược khi Trung Quốc đối diện thách thức trên hàng loạt phương diện. Đầu tiên phải kể đến chiến lược Zero COVID nghiêm ngặt khiến nền kinh tế phải trả giá không ít.
Thứ hai, sự không chắc chắn xoay quanh thiếu hụt năng lượng, khủng hoảng nhà đất tiềm tàng và việc siết chặt quy định quản lý đã làm giảm bớt sự lạc quan về triển vọng ngắn hạn của Trung Quốc.
Cuối cùng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã xóa bỏ thời hạn tối đa của chức chủ tịch nước và có thể sẽ thành lãnh đạo trọn đời của Trung Quốc.
Với Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào 2022, bầu không khí chính trị ở Bắc Kinh có thể trở nên căng thẳng.
Các động lực của thị trường lao động vẫn là tâm điểm của sự chú ý kể từ khi đại dịch làm đảo lộn thế giới việc làm. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật:
- Tình trạng thiếu hụt lao động vẫn sẽ tiếp diễn trong 2022 và lâu hơn nữa. Một số ngành như an ninh mạng đang đối mặt với thiếu hụt trầm trọng nhân công chất lượng cao.
- Đa số chuyên gia đồng tình rằng tương lai của công việc văn phòng là "lai" giữa làm việc trực tiếp tại công ty và làm việc từ xa (online). Những doanh nghiệp không cung cấp tính linh hoạt sẽ gặp bất lợi trong việc thu hút nhân tài.
- Internet và mạng xã hội đã mở ra hàng loạt cơ hội sự nghiệp để các cá nhân kiếm thêm thu nhập ngoài việc làm thuê cho một công ty.
- Cân bằng công việc/cuộc sống và kiệt sức sẽ là trọng điểm trong các cuộc thảo luận về văn hóa công sở.
Nếu dự báo thành thực tế, thế giới sẽ nghe thêm rất nhiều về NFT và Web3. Tuy không ai biết liệu những ồn ào xung quanh các bức tranh NFT đắt tiền có chấm dứt hay không, nhưng công nghệ của chúng đã mở ra cánh cửa cho rất nhiều thử nghiệm đối với các nghệ sĩ và nhà sáng tạo.
Về điểm này, nhìn chung giới chuyên gia đang phấn khích trước triển vọng của "Nền kinh tế Nhà sáng tạo" – cụm từ dùng để chỉ chung hệ sinh thái công nghệ mới và các cơ sở hạ tầng đang phát triển, cho phép các nhà sáng tạo nội dung cá nhân kiếm tiền và đổi đời.
Một xu hướng khác đang tăng tốc là thương mại điện tử xoay quanh mạng xã hội. Khả năng mua sản phẩm ngay từ những người có tầm ảnh hưởng (influencer) đang trở nên thịnh hành trên các mạng xã hội lớn. Các công ty thương mại điện tử cũng đang tạo ra thêm sản phẩm để hỗ trợ giới influencer trong hoạt động marketing.
Đến 2026, công ty tư vấn Gartner ước tính khoảng 60% người tiêu dùng thế hệ Millennial (sinh năm 1981 - 1996) và Gen Z (sinh năm 1997 - 2012) sẽ chuộng mua sắm trên mạng xã hội hơn là các nền tảng thương mại kỹ thuật số truyền thống.
Sau hàng nghìn tỷ USD kích thích trong đại dịch và vay nợ, lạm phát đã trỗi dậy mạnh mẽ – và không phải hiện tượng "tạm thời" như những gì các ngân hàng trung ương từng hy vọng. Trong 2022, các chuyên gia dự kiến tỷ lệ lạm phát cao hơn thông thường vẫn sẽ tiếp diễn.
Tuy lạm phát sẽ tạo ra tác động trong tương lai, nhưng các quyên gia cũng cho rằng áp lực giá sẽ rút bớt khi gián đoạn chuỗi cung ứng được xử lý.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu chiếm sóng nhiều hơn, các động thái kiểm soát sẽ buộc các nhà sản xuất đánh giá tương lai của những mẫu xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Ngay cả khi ưu đãi cho xe điện tại một số thị trường bị cắt giảm, doanh số xe điện được kỳ vọng sẽ lập kỷ lục mới trong năm nay. Các kim loại công nghiệp và dùng trong pin như lithium và cobalt lần lượt tăng giá 477% và 208% trong năm 2021. Nhiều chuyên gia tin rằng xu hướng này sẽ nối dài trong 2022.
Xem thêm: mth.30825026111102202-ogn-tab-ueihn-iov-2202-man-hnih-hnid-es-gnouh-ux-52/nv.zibmanteiv