Ảnh vệ tinh chụp hôm 23-3-2021 cho thấy tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu thuộc cụm đảo Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, tài liệu cho biết Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế đối với những tuyên bố ở Biển Đông.
"Ảnh hưởng tổng thể của những yêu sách hàng hải này là việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp hoặc một số hình thức độc quyền tài phán đối với hầu hết Biển Đông”, tài liệu cho hay.
"Những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền trên các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982", tài liệu nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa kêu gọi Trung Quốc "ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế ở Biển Đông".
Tài liệu công bố hôm 12-1 là bản cập nhật của nghiên cứu năm 2014 về tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc.
Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực (PCA) đứng về phía Philippines và bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm “đường chín đoạn”.
Trung Quốc đáp lại bằng cách đưa ra những lý lẽ mới, bao gồm cả việc khẳng định rằng nước này có "quyền lịch sử" đối với khu vực này.
Tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những tuyên bố như vậy là "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc đã không đưa ra chi tiết cụ thể.
Tài liệu cũng chỉ ra hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông bị nhấn chìm khi thủy triều lên (nửa chìm nửa nổi) và do đó "vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào".
Bắc Kinh viện dẫn các đặc điểm địa lý như vậy để tuyên bố chủ quyền đối với bốn "nhóm đảo". Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chí về đường cơ sở theo công ước của Liên Hiệp Quốc.
47 trang tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố trong bối cảnh Mỹ đang thách thức Trung Quốc trên toàn cầu.
Năm 2020, cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông.
TTO - Cục diện cấu trúc an ninh ở Biển Đông dường như đã tiến triển sang một giai đoạn mới khi Indonesia, nơi đặt trụ sở của tổ chức ASEAN, quyết định thúc đẩy các hoạt động hợp tác an ninh hàng hải mang tính đa phương với các quốc gia trong khu vực.
Xem thêm: mth.72754838031102202-gnod-neib-o-couq-gnurt-auc-hcas-uey-ob-cab-ueil-iat-ob-gnoc-ym/nv.ertiout