Các container tại cảng biển nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 19-10-2020 - Ảnh: REUTERS
Mức tăng trưởng 4% nói trên thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới năm 2023 sẽ chỉ còn 3,5% trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao.
Theo Hãng tin Reuters, trong báo cáo Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới 2022, LHQ cho rằng động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 đã bắt đầu chậm lại từ cuối năm ngoái.
Có thể thấy được điều này ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ do các biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính bắt đầu giảm dần và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lại nổi lên.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng cùng với đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn, "áp lực lạm phát ngày càng tăng cao ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển lớn đang tạo ra thêm nhiều nguy cơ đe dọa quá trình phục hồi toàn cầu".
"Lạm phát toàn cầu đã tăng lên tới 5,2% trong năm 2021, tăng 2 điểm phần trăm so với xu hướng chung trong 10 năm qua" - báo cáo nêu.
Báo cáo của LHQ cũng cảnh báo hậu quả lâu dài của đại dịch sẽ dẫn tới khoảng cách bất bình đẳng giữa các nước ngày càng xa.
"Đối với phần lớn các nước đang phát triển, khả năng phục hồi hoàn toàn chỉ số GDP bình quân đầu người hay không hiện vẫn chưa rõ" - báo cáo viết.
Tuy nhiên, chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 ở các nền kinh tế phát triển có thể sẽ phục hồi được tới mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
TTO - Trong chuyến thăm tới Indonesia, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, tăng cường quốc phòng và liên minh kinh tế khu vực.
Xem thêm: mth.80921717041102202-4-gnourt-gnat-2202-uac-naot-et-hnik-oab-ud-couq-peih-neil/nv.ertiout