Kệ thịt thưa thớt và không được bổ sung hàng liên tục tại một siêu thị ở bang Illinois của Mỹ ngày 13-1 - Ảnh: AFP
Ông Justin Toone, một người thường xuyên đi siêu thị Giant ở ngoại ô thủ đô Washington, đã quan sát được những thay đổi trên kệ hàng siêu thị dưới tác động của Omicron.
"Có rất nhiều kệ hàng trống hoặc thiếu sản phẩm. Có những thứ đã hết sạch trên kệ hàng trong mấy ngày liên tiếp. Không còn rau củ hay trái cây gì trong siêu thị Giant và mấy cửa hàng xung quanh", ông Toone nói với Hãng thông tấn AFP.
Mật ong, trứng, sữa và thịt "biến mất" khỏi các kệ hàng ở một số cửa hàng gần siêu thị. Hiệp hội Tạp hóa quốc gia (NGA), đại diện cho các nhà phân phối thực phẩm, cho biết dịch COVID-19 khiến nguồn cung nhân lực trở nên khó khăn.
Khảo sát của NGA với 1.500 thành viên cho thấy nhiều nơi chỉ hoạt động khoảng 50% công suất do thiếu lao động.
Ông Patrick Penfield, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse (Mỹ), cho biết những đợt dịch trước đây thường ảnh hưởng tới các vùng của nước Mỹ một cách tuần tự. Điều này cho phép các siêu thị, cửa hàng có thời gian thích nghi và điều chỉnh kho dự trữ.
Tuy nhiên, với biến thể Omicron lây lan nhanh chóng, nhiều vùng của Mỹ bị ảnh hưởng gần như đồng loạt khiến các cửa hàng không kịp trở tay.
"Các cửa hàng tạp hóa và nhà sản xuất thực phẩm đang chật vật với việc nhân công xin nghỉ vì bị bệnh hoặc phải cách ly theo quy định", ông Penfield giải thích và dự đoán phải đến cuối tháng 3 tình hình mới trở lại bình thường, nhưng với điều kiện không có biến thể mới.
Omicron không chỉ ảnh hưởng khâu sản xuất thực phẩm mà còn cả khâu vận chuyển và phân phối hàng hóa đến từng cửa hàng, theo AFP.
Hệ quả là chủ các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị cỡ nhỏ phải học cách trưng bày hàng nhỏ giọt, đủ số lượng tối thiểu cho một khách mua một lần.
"Dù có nhiều thực phẩm trong chuỗi cung ứng, chúng tôi dự báo tình trạng khan hiếm một số loại sản phẩm như trong một năm rưỡi qua vẫn sẽ tiếp diễn do các vấn đề về lao động và chuỗi cung ứng", NGA dự đoán.
TTO - Sự xuất hiện của biến thể Omicron tiếp tục làm chuỗi cung ứng đứt gãy, và khiến lực lượng lao động không thể đi làm, qua đó tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm thực phẩm nhiều nơi ở Mỹ.
Xem thêm: mth.31321514141102202-ym-gnah-auc-iht-ueis-cac-teuq-nac-norcimo/nv.ertiout