Trái với Mỹ và Anh, phía châu Âu vẫn hầu duy trì chính sách tiền tệ và lãi suất do tin rằng lạm phát phi mã hiện nay chỉ là hiện tượng nhất thời.
Bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tuyên bố tại Thượng viện Pháp rằng, các nguyên nhân gây ra lạm phát sẽ mất dần động lực từ nay cho đến cuối năm, sau khi lạm phát đạt đỉnh 5% vào tháng 12/2021.
Bà Christine Lagarde khẳng định, mục tiêu vẫn là đưa tỷ lệ lạm phát trở lại mức 2% và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kéo lạm phát xuống mức này.
Bà Christine Lagarde. (Ảnh: Reuters)
Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương châu Âu, lạm phát cao bất thường trong thời điểm những tháng cuối năm ngoái là do sự phục hồi nhanh chóng của hoạt động kinh tế trong khu vực đồng Euro, khiến cho giá nhiên liệu tăng mạnh.
Giá năng lượng đã là nguyên nhân của khoảng một nửa tỷ lệ lạm phát hiện tại. Ngoài ra, lạm phát còn vì trong một số lĩnh vực cung không đáp ứng nổi cầu, do bất ổn kéo dài của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng Trung ương châu Âu chỉ điều chỉnh đôi chút chính sách, hạn chế dần lượng tiền bơm ra thị trường, nhưng không tăng lãi suất cơ bản như cách mà Anh và Mỹ đã thực hiện.
Lạm phát tăng, người dân Mỹ ngột ngạt trước sức ép giá cả VTV.vn - Lạm phát tại Mỹ đã tăng cao nhất trong vòng gần 4 thập kỷ qua. Với mỗi người dân Mỹ, họ có thể cảm nhận rõ sức ép giá cả lúc này. | FED "đau đầu" khi đứng giữa lạm phát cao và Omicron VTV.vn - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang gặp khó khi đứng giữa lạm phát tăng cao và dịch bệnh chưa thuyên giảm. | Lạm phát tại Mỹ tăng nhanh nhất trong 4 thập kỷ VTV.vn - Tỷ lệ lạm phát của Mỹ - một thước đo được theo dõi chặt chẽ đã tăng với tốc độ nhanh và lên mức cao nhất vào năm 2021 trong gần 40 năm qua. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.29123428151102202-tahp-mal-maig-gnouh-ux-oav-nit-bce/et-hnik/nv.vtv