Do đó, những cơ chế đặc thù này đang được chính quyền địa phương và cử tri đặt nhiều kỳ vọng.
Dự án nạo vét luồng hàng hải vào sông Hậu để nông sản Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đi thẳng ra thế giới. Ngoài ra, tham gia dự án, doanh nghiệp còn được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, miễn tiền thuê đất 15 năm. Cơ chế này giúp tháo gỡ khó khăn lớn, dai dẳng của Cần Thơ và cả vùng nhiều năm qua.
Nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cũng được dành cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây thực sự là cơ chế vượt trội, mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp chế biến của cả vùng.
Một góc TP Cần Thơ. (Ảnh: Báo Đầu tư)
"Để có cơ chế phát triển đặc thù cho một vài địa phương, trong đó có TP Cần Thơ của ĐBSCL là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể trong một thời gian sớm nhất, thực hiện tốt nhất mục tiêu phát triển để không chỉ phát triển địa phương mình mà cả vùng kinh tế", ông Nguyễn Huy Thái, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh.
"Việc có được cơ chế, chính sách về quy hoạch, đầu tư thành phố sẽ tạo cho thành phố sự chủ động trong việc bố trí không gian xây dựng và phát triển", TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, nhận định.
Ngoài tháo gỡ 2 nút thắt lớn của vùng, Cần Thơ còn được hưởng cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố phát huy vị trí trung tâm, trở thành động lực vùng trong tương lai không xa.
VTV.vn - Cần Thơ được thí điểm 6 cơ chế, chính sách đặc thù trong 5 năm kể từ ngày 1/3 tới. Cần Thơ sẽ tận dụng và phát huy thế nào với chính sách đặc thù này?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1482559161102202-oht-nac-ohc-ahp-tod-ioh-oc-uht-cad-ehc-oc/et-hnik/nv.vtv