Tôi ở Hà Nội, trú tại phường dịch cấp độ 3 (vùng cam).
Trả lời
Điều 113 và 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đủ năm sẽ có 12 ngày nghỉ phép. Số ngày nghỉ dao động từ 12 đến 16 ngày tùy điều kiện làm việc và áp dụng với từng nhóm lao động cụ thể.
Người làm việc chưa đủ một năm thì số ngày nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc. Nếu làm việc từ 5 năm trở lên thì mỗi năm được cộng thêm 1 ngày phép. Lao động thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hằng năm thì được chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Luật lao động hiện hành không quy định về việc cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm tiếp theo. Song theo Điều 113, lịch nghỉ hằng năm do chủ doanh nghiệp quyết định và phải tham khảo ý kiến, thông báo cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để chia nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Như vậy, nếu lao động chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để chuyển sang năm sau. Nếu được đồng ý, người lao động được nghỉ phép cộng dồn và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Nếu không cộng dồn nghỉ phép sớm, người lao động cũng có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương, theo Điều 115.
Cận Tết, dịch vẫn diễn biến phức tạp và nhiều địa phương ra quy định người từ vùng cam, đỏ về địa bàn phải cách ly 7-14 ngày tùy vào việc đã tiêm bao nhiêu mũi vaccine. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp nghỉ trước phép của năm tới hoặc xin nghỉ không lương để về quê sớm.
Song các phương án nghỉ này do hai bên thỏa thuận với nhau, nên người lao động phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.
Xuân Hoa
Xem thêm: lmth.0917144-mos-tet-ihgn-ed-man-gnah-pehp-yagn-nod-gnoc-coud-oc/ten.sserpxenv