Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị chiều nay 17-1 - Ảnh: HÀ THANH
Chiều 17-1, Trung ương Đoàn tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các đại biểu nguyên là bí thư thứ nhất, bí thư Trung ương Đoàn các thời kỳ cho dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Hội nghị cũng đưa dự thảo báo cáo chính trị để xin ý kiến các đại biểu. Báo cáo cho biết trong 5 năm tới, thanh niên Việt Nam chủ yếu thuộc thế hệ Z, dự báo chiếm gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam. Thế hệ này có nhiều khác biệt về tính cách, phong cách sống, kỹ năng và mối quan tâm đến xã hội.
Với bối cảnh đó, đòi hỏi Đoàn phải bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng; có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới, tạo bước chuyển mình mạnh mẽ để đồng hành, dẫn dắt, phát huy lớp thanh niên tiên tiến; chăm lo cho nhóm thanh niên yếu thế vươn lên.
Phát biểu đề dẫn, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn nêu 5 vấn đề, trong đó nhấn mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ trong nhiệm kỳ này đặt ra nhiều thách thức, do đó cần có giải pháp mới, cách làm mới để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong thanh thiếu nhi.
Cùng với đó, trong nhiệm kỳ tới, Đoàn tiếp tục giữ nguyên 3 phong trào, 3 chương trình lớn, nhưng cần phải thay đổi nội hàm ra sao để tạo ra giá trị mới. Đồng thời, đổi mới công tác Đoàn để phù hợp với di biến động của thanh niên, tham mưu cho Đảng để có chủ trương chính sách tốt hơn cho thanh niên.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến tâm huyết của đại biểu nguyên là bí thư thứ nhất, bí thư Trung ương Đoàn đã góp ý cho Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII - Ảnh: HÀ THANH
Tại hội nghị, các đại biểu nguyên là bí thư thứ nhất, bí thư Trung ương Đoàn góp ý thẳng thắn xung quanh phong trào của Đoàn trong bối cảnh mới.
Ông Nguyễn Đắc Vinh - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội, nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - chia sẻ câu chuyện phong trào Đoàn thường bị gán "hình thức", không nhìn thấy hiệu quả, do đó phải "đi tìm mẫu số chung" cho phong trào Đoàn.
"Làm phong trào phải có tính dẫn dắt, lan tỏa, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, bền vững. Phát động phong trào để "sống" được" - ông Vinh nói.
Cùng chung trăn trở về phong trào Đoàn, ông Vũ Trọng Kim - chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - cũng nhắc đến xây dựng phong trào Đoàn hướng đến đổi mới sáng tạo, xây dựng đội ngũ đi đầu là "nhóm tinh hoa" để "thúc" phong trào đi lên, đóng góp cho đất nước.
Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, nguyên bí thư Trung ương Đoàn, cũng góp ý cần xây dựng một phong trào chung cho thanh niên toàn quốc để tạo nên làn sóng để hiệu triệu, "kích" thanh niên cống hiến, góp sức mình cho Tổ quốc.
Theo bà, trong kỳ này cần tìm ra vấn đề gì lớn đang nổi cộm lên, vấn đề cốt lõi của đất nước mà cần thanh niên xung kích, đi đầu, đột phá để xây dựng công trình, phong trào thanh niên.
Bà Hằng cũng kỳ vọng với vai trò của mình, Đoàn phải bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ cho thanh niên trên các lĩnh vực học tập, làm việc, tu nghiệp ở nước ngoài, nhờ đó tạo lòng tin trong lớp thanh niên thế hệ mới.
"Đã gọi là Đoàn bao giờ cũng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng tối thiểu của thanh niên, kể cả việc chơi, học, làm. Nếu Đoàn không nhảy vào những vấn đề đó thì không được" - bà nói.
TTO - Các văn kiện của Đại hội XIII sẽ được dịch ra 7 thứ tiếng và gửi tới các đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Xem thêm: mth.67633619171102202-naod-oart-gnohp-ohc-gnuhc-os-uam-mit-id/nv.ertiout