Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng liên tiếp do kì vọng Fed sớm tăng lãi suất. Giá vàng SJC và giá vàng thế giới rớt sâu. Giới chuyên gia dự báo nhà đầu tư sẽ hạn chế mua vàng trước thời điểm Fed họp công bố tăng lãi suất.
Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.097 VND/USD.
Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.520 - 23.590 đồng (mua - bán).
Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.550 đồng - 22.860 đồng (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 25.268 đồng - 26.684 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 192 đồng - 203 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 30.226 đồng - 31.517 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.505 đồng - 3.655 đồng (mua vào - bán ra).
Giá USD hôm nay tăng, giá vàng hôm nay giảm
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 95,325.
Giá USD tăng nhẹ trong khi giá vàng lao dốc. Đồng đôla thường biến động ngược chiều với giá vàng. Mặc dù đã tăng nhưng giá USD vẫn neo ở gần mức thấp nhất trong hai tháng. Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ cũng tăng theo đường cong lãi suất
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, dự kiến sẽ được ban hành vào ngày 26 tháng 1. Ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất vào tháng 3 năm 2022 để kiềm chế lạm phát cao.
Tại Châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất ở mức –0,10% khi đưa ra quyết định chính sách của mình vào đầu ngày.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã kích hoạt kỳ vọng nới lỏng tiền tệ hơn nữa sau khi hạ lãi suất cho các khoản vay chính sách một năm 10 điểm cơ bản xuống 2,85%.
Các động thái của PBOC là một sự tương phản rõ rệt với một loạt các đợt tăng lãi suất được dự kiến rộng rãi từ Fed trong vòng năm 2022.
Các ngân hàng trung ương ở Indonesia, Malaysia, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng sẽ đưa ra các quyết định chính sách tương ứng trong tuần này.
Trong khi đó, theo đánh giá của báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, thị trường việc làm toàn cầu sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn dự báo. Báo cáo cho biết thêm, tỉ lệ thất nghiệp sẽ duy trì trên mức trước COVID-19 cho đến ít nhất là năm 2023 do không chắc chắn về diễn biến và thời gian của đại dịch.
Giá vàng giảm khi Fed tiếp tục giữ thái độ "diều hâu" trong việc nâng lãi suất.
Mặc dù được coi là tài sản chống lại lạm phát, vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt mức cao nhất trong hai năm do kỳ vọng lãi suất tăng cao hơn, cũng gây áp lực lên vàng.
Mối quan tâm hiện tại của thị trường là cuộc họp diễn ra trong hai ngày 25-26/1 của Ngân hàng Trung ương Mỹ, sau khi các nhà hoạch định chính sách báo hiệu rằng họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 để kiềm chế lạm phát.
Các nhà phân tích của Commerzbank dự báo giới đầu tư có khả năng hạn chế mua vàng trước đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 1.814,60 - 1.815,60 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 61,05 - 61,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).