Tập 11 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa với chủ đề: “Giảm tái phát đợt cấp đàm, ho, khó thở, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD". Với sự tham gia tư vấn của bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Yến Loan, Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM.
Đến với chương trình để nhờ tư vấn tuần này là bệnh nhân Nguyễn Thị Lan (68 tuổi, quận 9, TP Thủ Đức, TP.HCM). Theo cô Lan chia sẻ, hồi còn nhỏ cô đã bị xơ 1/3 lá phổi nên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và không thể làm những công việc nặng nhọc.
“Gần đây tôi vận động đi lại khó khăn, cứ mỗi lần leo cầu thang là tôi lại phải dừng lại nửa chừng để thở vì quá mệt. Những lúc thời tiết giao mùa, cơ thể tôi thường bị lạnh, thường xuyên phải quấn khăn quàng cổ để ngủ dù rất khó chịu” - cô Lan cho biết thêm.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Lan. Ảnh: BEE
Càng lớn tuổi, bệnh tình cô càng trở nặng và khi đi khám bệnh được bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh viêm phổi mãn tính COPD nhưng uống thuốc đã 3-4 năm nay vẫn không kiểm soát được bệnh tình.
Nghe chia sẻ của bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Yến Loan cho biết tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của cô Lan đã chuyển biến khá nặng và bắt đầu rơi vào tình trạng trầm cảm.
Bác sĩ cho biết: “Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm khiến các phế nang của bệnh nhân không thể co hẹp lại được mà lúc nào cũng ở trạng thái căng phồng. Nếu tình trạng này kéo dài, đến một lúc nào đó nó có thể vỡ ra gây ra tràn khí màng phổi dẫn tới bội nhiễm vi trùng".
Bác sĩ Nguyễn Yến Loan.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa được dứt điểm nhưng có thể kiểm soát bệnh dễ dàng, làm giảm các biểu hiện như đàm, ho, khó thở. Trong giai đoạn bệnh ổn định, bệnh nhân chỉ cần dùng các loại thuốc xịt chuyên trị hoặc dùng các thuốc kháng viêm để bệnh tình được kiểm soát.
Nếu ở các đợt cấp hoặc bội nhiễm vi trùng thì bệnh nhân nên đến bệnh viện được điều trị và thăm khám kĩ lưỡng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thảo dược để ngắt cơn ho, đàm hiệu quả như các sản phẩm được chiết xuất từ cây lá hen.
Nếu ở các đợt cấp hoặc bội nhiễm vi trùng thì bệnh nhân nên đến bệnh viện được điều trị.
"Theo nghiên cứu, trong lá hen có hoạt chất Amyrin có tác dụng giảm các triệu chứng đàm, ho, khó thở và đạt hiệu quả lên đến 97,6% trong vòng 30 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm chiết xuất từ loại lá này hoàn toàn an toàn và không gây nên tác dụng phụ cho người bệnh” - nữ bác sĩ nói thêm.
Sau khi được bác sĩ tư vấn và chỉ cho các loại thảo dược chiết xuất từ cây lá hen, cô Lan đã sử dụng thường xuyên theo chỉ dẫn và đạt được hiệu quả bất ngờ.
Cô Lan cho biết dù sức khỏe vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng tâm trạng thoải mái, vui vẻ hơn.
Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa phát sóng lúc 18 giờ 10, Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.