vĐồng tin tức tài chính 365

Bối rối với hơn chục 'cổng' vào đại học

2022-01-19 10:00
Bối rối với hơn chục cổng vào đại học - Ảnh 1.

Cán bộ tuyển sinh của một trường đại học chia sẻ với học sinh lớp 12 về phương thức tuyển sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2021 của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

"Không cạnh tranh được với học sinh thành phố để có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hay đạt điểm thi đánh giá năng lực, con tôi và nhiều học sinh nông thôn hy vọng vào đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhưng năm nay có trường chỉ dành 15 - 20% chỉ tiêu cho phương thức này".

Chia sẻ này không phải của riêng chị Hoàng Ngân, ở Nghĩa Lộ (Yên Bái), mà cũng là nỗi niềm chung của nhiều phụ huynh ở nông thôn có con chuẩn bị tham gia kỳ tuyển sinh đại học năm 2022.

Trường lớn dành ít chỉ tiêu

Tuyển sinh đại học năm 2022 đang cho thấy sẽ có một bức tranh đa dạng hơn với hơn chục phương thức khác nhau theo xu thế tự chủ, giảm lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết các cơ sở đại học vẫn duy trì phương thức xét tuyển thẳng với học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, học sinh trong đội tuyển Olympic quốc tế, học sinh đoạt giải trong hội thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia...

Nhưng tỉ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đã giảm rất nhiều. 

Ở các trường lớn, trong tốp đầu về sức hút với người học, chỉ tiêu dành cho phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ còn chiếm 10 - 15%. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố chỉ dành 10 - 20% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nhưng với phương thức này, thí sinh phải đạt điều kiện có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên), có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định. Thực chất đây cũng là phương thức xét tuyển kết hợp (điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập THPT).

Tương tự, Trường ĐH Kinh tế quốc dân có 7 nhóm xét tuyển theo đề án riêng của trường và chỉ dành có 10 - 15% chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp THPT (năm 2021, trường này vẫn dành 50% chỉ tiêu cho phương thức này).

Trường ĐH Ngoại thương không công bố cụ thể tỉ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng cho biết sẽ chỉ áp dụng phương thức này để tuyển sinh cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế. Và đây chỉ là 1 trong 6 phương thức trường công bố sẽ áp dụng trong năm 2022.

Có 10 - 20 phương thức?

Tới thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở đào tạo đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2022. Phổ biến là có trên dưới 10 nhóm đối tượng tuyển sinh, có thể hiểu là ngần ấy phương thức xét tuyển. Mỗi cơ sở sẽ có phương thức ưu tiên, thậm chí xác định cụ thể tỉ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức ưu tiên này.

Ví dụ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ dành 60 - 70% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do trường này tổ chức. Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng ưu tiên cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do hai cơ sở này tổ chức.

Tuy nhiên, xét tuyển kết hợp nhiều phương thức vẫn là lựa chọn của nhiều cơ sở. Ví dụ kết hợp kết quả đánh giá tư duy, đánh giá năng lực với xét điểm học bạ, kết hợp điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm học bạ hoặc điểm của 1 - 2 bài thi tốt nghiệp, kết hợp xét chứng chỉ tiếng Anh với phỏng vấn trực tiếp...

Chính cách xét tuyển kết hợp này tạo nên sự đa dạng của tuyển sinh năm 2022 nhưng cũng khiến nhiều học sinh bị rối loạn khi hiểu rằng đang có đến khoảng 20 cách xét tuyển. Lựa chọn cách nào để nhiều cơ hội? Phải ôn tập ra sao?... Đây là những băn khoăn lớn trong thời điểm này của nhiều học sinh cuối cấp.

"Đúng là có những bất cập dẫn tới việc phải thay đổi, tuy nhiên ở góc độ các nhà trường cũng cần có thời gian để chuyển dần trong định hướng ôn tập cho học sinh cuối cấp. 

Hiện tại các phương thức đánh giá năng lực, tư duy còn mới, không có đề thi tham khảo. Trong tình huống này chỉ có một cái chắc chắn nhất là học chắc chương trình cơ bản và những học sinh có điều kiện nên cố để lấy được chứng chỉ tiếng Anh để có thể yên tâm với "một phương thức" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ.

Nắm thông tin đầy đủ từ đầu

Chọn ưu tiên nhưng nếu có thể thì không bỏ qua các cơ hội xét tuyển với các phương thức mới như thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực. Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - phó ban đào tạo, giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn vị này sẽ tổ chức các đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 3 đến tháng 8-2022. Có nghĩa thí sinh có cơ hội hơn một lần để thử sức.

PGS.TS Trần Trung Kiên - trưởng phòng tuyển sinh đại học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết năm 2021 có những trường hợp trúng tuyển vào trường nhưng không được công nhận vì không đạt được các tiêu chí phụ (điểm học tập THPT) mà lẽ ra thí sinh cần biết từ đầu để có lựa chọn khác.

Lựa chọn "thế mạnh"

Trong một buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp trực tuyến do báo Tuổi Trẻ cùng các đơn vị phối hợp tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, cho rằng thí sinh không nên rối vì quá nhiều phương thức dẫn tới lao theo các lớp luyện thi dẫn tới quá tải.

"Trước hết các em cần chọn ngành mà sau này mình muốn làm việc, rồi chọn trường đào tạo ngành đó, sau đó mới xem xét đến phương thức xét tuyển. Phương thức nào là thế mạnh của mình thì ưu tiên chọn phương thức đó. Ví dụ, các em đã có tích lũy để thi lấy chứng chỉ IELTS đạt điều kiện mà trường mình muốn dự tuyển đặt ra thì nên chọn phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ tiếng Anh với điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp. Có em có lợi thế về phỏng vấn thì chọn phương thức kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và phỏng vấn..." - ông Chương chia sẻ.

Trực tiếp: Tư vấn chọn ngành khối Khoa học xã hội & nhân văn - Báo chí - Ngoại ngữTrực tiếp: Tư vấn chọn ngành khối Khoa học xã hội & nhân văn - Báo chí - Ngoại ngữ

TTO - Vào lúc 19h tối nay 18-1, đại diện Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Hà Nội, Học viện Báo chí và tuyên truyền... sẽ trực tiếp tư vấn về chọn ngành trong khối Khoa học xã hội & nhân văn - Báo chí - Ngoại ngữ.

Xem thêm: mth.39913938091102202-coh-iad-oav-gnoc-cuhc-noh-iov-ior-iob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bối rối với hơn chục 'cổng' vào đại học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools