MoMo là kênh thanh toán điện tử được đông đảo người Việt sử dụng
Ứng dụng hồng trên điện thoại di động của 31 triệu người Việt đã có một năm "biến nguy thành cơ", vươn lên mạnh mẽ ngay trong đại dịch nhờ hành trình bền bỉ đó.
Xây dựng hệ sinh thái Siêu ứng dụng: Giúp cuộc sống dễ dàng hơn
COVID-19 được xem như cú hích thay đổi nhận thức của nhiều người với thanh toán điện tử. Trong đó, ví điện tử là kênh thanh toán được đông đảo người Việt sử dụng trong bối cảnh giãn cách kéo dài ở nhiều tỉnh thành năm 2021.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm 2021, giao dịch bằng ví điện tử đạt hơn 802 triệu đơn vị với giá trị trên 302.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 85,4% và 91,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Với thế mạnh sẵn có về chuyển tiền cũng như thanh toán online, MoMo tiếp tục được tin tưởng lựa chọn làm ví điện tử "quốc dân" giải quyết nhu cầu thanh toán không tiếp xúc của hơn 31 triệu người Việt.
Chúng tôi cho rằng cuộc đua cam go, vất vả nhất là tự đua với chính mình, tự tạo áp lực làm sao để mỗi giây trôi qua phải tốt hơn hiện tại. Ở MoMo, chúng tôi đặt tầm nhìn 3 năm, mục tiêu 1 năm và hành động thì mỗi tháng, mỗi ngày".
Ông Nguyễn Bá Diệp (đồng sáng lập, phó chủ tịch Ví MoMo)
Bên cạnh mang đến trải nghiệm hoàn hảo, điều MoMo giữ chân người dùng vì hệ sinh thái đa lĩnh vực của siêu ứng dụng, gồm: chuyển tiền, thanh toán, các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, giải trí, du lịch - đi lại - trải nghiệm, mua sắm, vận tải, dịch vụ ăn uống, quyên góp từ thiện... Có thể nói, hệ sinh thái của MoMo đã đáp ứng hầu hết nhu cầu cuộc sống người dùng Việt.
"Thay vì phải tải nhiều ứng dụng tốn dung lượng điện thoại và mất thời gian tắt, mở các ứng dụng, MoMo giúp tôi liền mạch sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau cùng lúc.
Mùa dịch vừa qua, tôi dùng MoMo đặt dịch vụ đi chợ hộ, thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, truyền hình, phí chung cư, thậm chí có thể ứng tiền trước trả sau, vay tiền..." - Thanh Phương (28 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM) hào hứng nói về "kỷ lục" 4 tháng giãn cách ở nhà "không sờ đến tiền mặt".
Bài toán không tiền mặt tưởng chừng chỉ có ở đất nước tỉ dân hay các nước phát triển nay đã trở nên gần gũi với người dùng MoMo.
Khoảng 8 năm trước khi điện thoại thông minh còn chưa phổ biến, những vị "sếp của MoMo" thường ngồi ở quán nước mía trước cổng 40 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM (trụ sở thứ 2 của MoMo) và "mơ một ngày ra đường quên ví vẫn mua được cà phê".
Sau hơn 1 thập niên, họ đang hiện thực hóa điều ấy khi hàng chục triệu người Việt đã có thể thoải mái đi cà phê, dạo phố, xem phim, mua sắm, vay tiêu dùng... chỉ với chiếc điện thoại cài đặt MoMo.
Đặc biệt dịch bệnh dù không ra đường, mọi người vẫn thoải mái mua sắm, thanh toán "tất tần tật" mọi thứ chỉ với MoMo.
Hành trình "tự đua với chính mình"
Hệ sinh thái đa lĩnh vực của siêu ứng dụng MoMo giúp người dùng dễ dàng trải nghiệm “tất cả trong 1”
Vài năm trở lại đây, mô hình Siêu ứng dụng (Super app) là cuộc đua khốc liệt ở thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và cả châu Á nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở các thành phố lớn có dân số đông và hoạt động thương mại mạnh mẽ.
Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập, phó chủ tịch Ví MoMo - chia sẻ: "Với MoMo, dịch COVID-19 chỉ là chất xúc tác cho hành trình tăng tốc để bứt phá, thực sự trở thành một siêu ứng dụng với đầy đủ các loại hình dịch vụ.
Những người sáng lập mong muốn sử dụng công nghệ để giúp cuộc sống người Việt tốt đẹp hơn, MoMo đã có những cú chuyển mình ngoạn mục.
Ngày hôm nay, chúng tôi tự hào là công ty công nghệ tài chính "make in Vietnam" lớn nhất trên thị trường, đứng vững và phát triển ổn định trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt bởi các anh tài quốc tế".
Những ngày đầu, MoMo chỉ là ứng dụng nạp tiền tích hợp trên sim điện thoại. Qua 3 lần thay đổi mô hình kinh doanh với khẩu hiệu hành động "sống hay chết" thay cho "làm hay không làm", có thời điểm cạn tiền và bế tắc nhưng sự kiên định và bền sức từng bước nhỏ trên hành trình marathon, MoMo đã trở thành ví điện tử số 1 Việt Nam.
Năm 2018, những người "làm" Ví MoMo chính thức công bố xây dựng một siêu ứng dụng. Tại Đông Nam Á và Việt Nam lúc ấy, MoMo là đơn vị đầu tiên làm siêu ứng dụng, còn tại châu Á, MoMo chỉ đi sau thị trường Trung Quốc.
Cho đến nay, MoMo vẫn là siêu ứng dụng khác biệt vì được xây bằng trí tuệ Việt phục vụ người Việt. MoMo cũng chuyển đổi chiến lược từ Data-First sang AI-first để mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
Song song đó, với thế mạnh về công nghệ MoMo đặt mục tiêu trở thành "bộ não" về công nghệ và tài chính của hệ thống bán lẻ và dịch vụ Việt Nam trong tương lai.
"Quả ngọt" từ hơn 14 năm bền bỉ phục vụ người Việt
Năm 2021, MoMo đã đạt được những kết quả kinh doanh ngoạn mục với lượng khách hàng tăng hơn 10 triệu so với năm 2020, đạt 31 triệu khách hàng.
Trong hơn mười năm hoạt động, MoMo đã hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho hơn 50.000 đối tác kinh doanh, với hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán thuộc mọi ngành nghề khác nhau. MoMo cũng là đối tác chiến lược của 32 ngân hàng lớn.
Cùng với ngân hàng, các tổ chức tài chính, MoMo đã giúp hàng chục triệu khách hàng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính và thanh toán, góp phần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện theo định hướng của Chính phủ.
Là một trong những đơn vị tích cực tham gia việc xây dựng chính phủ điện tử, MoMo chiếm 32% tổng số giao dịch thanh toán trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Không chỉ là một siêu ứng dụng, MoMo còn là một nền tảng từ thiện lớn, là công cụ để khách hàng quyên góp 75 tỉ đồng giúp đỡ 75.000 cháu nhỏ trong năm 2021. MoMo cũng là unicorn lớn nhất trong lĩnh vực fintech ở Việt Nam.
Xem thêm: mth.58994538121102202-omom-gnud-gnu-ueis-auc-ib-neb-nohtaram-hnirt-hnah/nv.ertiout