vĐồng tin tức tài chính 365

'Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì?'

2022-01-21 11:11
Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 1.

GS Katalin Kariko - Ảnh: NAM TRẦN

Sáng nay 21-1, chủ nhân của các giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture có buổi giao lưu với các sinh viên Trường ĐH VinUni.

Đó là tác giả của các công trình: công nghệ gốc vắc xin mRNA; vật liệu khung cơ kim (MOFS); vật liệu điện tử hữu cơ có tính năng như da người và công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.

Phát biểu tại chương trình, bà Lê Mai Lan, phó chủ tịch Tập đoàn VinGroup, chia sẻ sự kiện quy tụ rất nhiều nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà giáo dục cũng như các bạn sinh viên đến từ Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.

"Hôm nay tất cả chúng ta quy tụ ở đây để được truyền cảm hứng, kết nối với chung một mục tiêu: chuẩn bị, tạo dựng cho một tương lai tốt đẹp hơn" - bà nói.

Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 2.

GS Katalin Kariko (trái) chia sẻ với GS Pieter Cullis trước sự kiện - Ảnh: NAM TRẦN

Xuất hiện tại buổi giao lưu là 3 nhà khoa học - chủ nhân của giải thưởng VinFuture trị giá 3 triệu USD: GS Katalin Kariko, GS Drew Weissman, GS Pieter Cullis với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vắc xin ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả.

Cùng với đó là sự tham gia của GS Omar Yaghi, GS Zhenan Bao và GS Salim Abdoll Karim và GS Quarraisha Abdoll Karim.

3 câu hỏi cùng nhà khoa học tiên phong khám phá vật liệu mới

Mở đầu buổi giao lưu, GS Omar Yaghi - chủ nhân giải đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” với công trình tiên phong khám phá ra vật liệu khung cơ - kim (MOFs) đưa ra 3 câu hỏi cho sinh viên tại buổi giao lưu: Làm thế nào để giảm thiểu khí thải carbon? Làm thế nào để tạo ra nguồn nước uống từ không khí? Bằng 1 gam vật liệu gì, chúng ta có thể che phủ được 1 sân bóng đá?

Để dẫn lối cho 3 câu hỏi, GS Omar Yaghi chia sẻ về niềm đam mê khoa học của bản thân. Lúc 10 tuổi, cậu bé Omar vào thư viện say mê với cuốn sách có “một hình ảnh rất ấn tượng”. Nhiều năm sau, Omar mới biết đó là hình ảnh về mô hình phân tử.

“Đó là khởi điểm tình yêu của tôi với hóa học, vật liệu, với đam mê phát minh tạo ra vật liệu mới là vật liệu khung cơ - kim” - ông nói.

Ông chia sẻ ngày nhỏ không nghĩ mình có thể thay đổi thế giới, hoặc có thể tạo ra vật liệu có ý nghĩa lớn tới vậy. Ông đến với hóa học là từ vẻ đẹp của phân tử, nhưng nhờ đó đã thôi thúc ông gián tiếp giải quyết các vấn đề của hành tinh.

Bày tỏ vui mừng khi nhận giải thưởng VinFuture đã vinh danh nhà khoa học trong lĩnh vực vật liệu mới, GS Omar chia sẻ một mình nhà khoa học thì không thể làm được mà đó là sự đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học. Còn ông nhận mình “chỉ là người mở cánh cửa đó”.

Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 3.

GS Omar Yaghi (Mỹ), chủ nhân giải đặc biệt cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới”, giao lưu tại chương trình với chủ đề Không giới hạn - Ảnh: NAM TRẦN

"Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì?"

Khán phòng giao lưu lặng đi khi được chứng kiến hình ảnh của cô bé không tay Nguyễn Như Linh (ở thôn Trung, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có thể làm mọi việc bằng đôi chân bé nhỏ của mình.

"Thưa bà, phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì?" - Linh đặt câu hỏi.

GS Zhenan Bao - chủ nhân giải đặc biệt dành cho "Nhà khoa học nữ" với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người giải đáp cho cô bé: "Da nhân tạo có rất nhiều cảm biến, giúp tạo ra những tín hiệu điện tử, gửi tín hiệu cho não bộ, giúp con có thể hiểu thông tin, nắm bắt được những điểm chạm vào đồ vật như hoa, giấy như một làn da thông thường".

Từ cô bé Linh, các bạn trẻ hiểu thêm điều đã thôi thúc GS Zhenan Bao cùng đội ngũ nhà khoa học miệt mài tìm ra "vật liệu mang đến cảm giác cho làn da".

"Nếu có thể tạo ra một điện thoại có màn hình gập thì sao chúng ta không thể tạo ra những thứ có thể giúp người khuyết tật? Đó là điều thôi thúc chúng tôi nghiên cứu phân tử để tạo ra một làn da nhân tạo, cũng giống như chúng ta tạo ra cảm biến của cơ thể để nắm bắt cảm giác của việc chạm vào đồ vật" - bà nói.

Đó là điểm khởi đầu đưa bà cùng đội ngũ nhà khoa học tạo ra da nhân tạo như da người, là loại vật liệu hữu cơ cho phép biến thiết bị điện tử thành một phần trên cơ thể người với khả năng co giãn, tự chữa lành và tự phân hủy sinh học.

Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 4.

Bé Nguyễn Như Linh giao lưu giáo sư Zhenan Bao - Ảnh: NAM TRẦN

Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 5.

Giáo sư Zhenan Bao - Ảnh: NAM TRẦN

"HIV vẫn còn, chúng ta vẫn phải đi tìm giải pháp cho nó"

Mang theo nỗi ám ảnh với "căn bệnh thế kỷ" HIV nơi mình sinh ra, vợ chồng nhà khoa học đến từ Nam Phi - GS Salim Abdoll Karim và GS Quarraisha Abdoll Karim với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS xuất sắc trở thành chủ nhân giải đặc biệt ở hạng mục dành cho "Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển".

Hai nhà khoa học cho biết hiện nay phụ nữ có tỉ lệ mắc HIV cao gấp 4 lần nam giới. Tuy nhiên, ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu, họ nhận thấy không nhiều phụ nữ được tiếp cận những biện pháp phòng tránh HIV.

Trong hành trình nghiên cứu về HIV và viêm phổi, họ phát hiện những hoạt chất có thể hữu ích trong điều trị HIV. "Chúng tôi phải tạo ra sản phẩm nào để phụ nữ không còn lo lắng về căn bệnh thế kỷ nữa?" - ông bà trăn trở.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch tễ, hai nhà khoa học đã phát triển một loại gel có chứa dược chất tenofovir giúp kháng virus HIV và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Qua đó, đặt nền móng cho phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Không dừng lại ở đó, ông bà Karim cũng tạo ra thuốc dạng uống nhằm thiết lập chiến lược phòng ngừa HIV đặc biệt dành cho phụ nữ, trẻ em nữ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh.

"HIV vẫn còn trên thế giới, và chúng ta vẫn phải đi tìm giải pháp cho nó" - vợ chồng ông bà Karim gửi gắm thông điệp.

Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì? - Ảnh 6.

Vợ chồng nhà khoa học từ Nam Phi, bà Salim Abdool Karim và ông Quarraisha Abdool Karim - Ảnh: NAM TRẦN

Giải thưởng VinFuture được tổ chức thường niên với kỳ vọng sẽ định vị Việt Nam thành một điểm đến mới trên bản đồ khoa học - công nghệ toàn cầu, góp phần tạo bệ đỡ cho nền khoa học công nghệ trong nước hội nhập với thế giới.

Đặc biệt, VinFuture cũng cam kết sẽ mở ra cơ hội kết nối trí tuệ đỉnh cao giữa giới khoa học, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, hội tụ các nguồn lực để cùng chung tay thúc đẩy quá trình thương mại hóa. Từ đó đưa các ý tưởng nghiên cứu vào phục vụ đời sống một cách thiết thực, hiệu quả đúng như sứ mệnh "khoa học phụng sự nhân loại" mà giải thưởng đề ra.

TTO tiếp tục cập nhật.

Ba nhà khoa học với công nghệ vắc xin mRNA nhận giải thưởng VinFuture 3 triệu đôBa nhà khoa học với công nghệ vắc xin mRNA nhận giải thưởng VinFuture 3 triệu đô

TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính 3 triệu USD cho ba nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Rutter Cullis với công nghệ nghiên cứu vắc xin mRNA cứu sống hàng triệu người.

Xem thêm: mth.48663839012102202-ig-gnuhn-coud-nahn-mac-noc-puig-eht-oc-ab-auc-hnim-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Phát minh của bà có thể giúp con cảm nhận được những gì?'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools