Luật sư tư vấn
Theo Điều 35 của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận trên cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm: Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; Không nhằm mục đích thương mại; Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quyền lợi của người hiến tạng được quy định tại Thông tư 104/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác. Do người hiến tạng đã mất nên, người hiến tạng và thân nhân người hiến tạng sẽ được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC nêu trên, trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
Theo đó gia đình bạn Minh Trang phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của anh trai bạn, các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác, để có thể nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Xem thêm: lmth.5688144-gnohk-ig-od-ehc-gnouh-coud-oc-cax-neih-iougn-auc-nahn-naht/ten.sserpxenv