vĐồng tin tức tài chính 365

VKS đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

2022-01-22 09:38

Ngày 21/1, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của ông Hoàng cùng Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương), Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM) và Lê Quang Minh (cựu Trưởng phòng phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM).

Do đang nằm viện nên ông Hoàng không đến toà, có đơn xin xét xử vắng mặt. HĐXX thông báo lời khai của ông Hoàng rằng, cựu bộ trưởng đánh giá bản án sơ thẩm quy kết chưa đúng sự thật khách quan nên mong toà phúc thẩm đánh giá lại. Ông Hoàng thừa nhận có sai nhưng "không sai hoàn toàn" nên mong được giảm hình phạt.

Nêu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội, cho rằng có đủ căn cứ xác định ông Hoàng cùng các bị cáo đã thực hiện hành vi sai phạm, để khu "đất vàng" số 2-4-6 Hai Bà Trưng vào tay tư nhân trái pháp luật.

Xét kháng cáo của ông Hoàng, VKS thấy với vai trò là Bộ trưởng Công Thương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, ông Hoàng phải biết rõ Sabeco không đủ khả năng tài chính. Tuy nhiên, ông vẫn chấp thuận chủ trương cho Sabeco thực hiện dự án không thuộc ngành nghề kinh doanh chính.

Cựu bộ trưởng kháng cáo cho rằng bản thân không trực tiếp quản lý tài sản liên quan vụ án, mà chỉ quản lý gián tiếp thông qua các báo cáo, tham mưu của cấp dưới. Ông đã phân công cho bị can Hồ Thị Kim Thoa (khi đó là Thứ trưởng Bộ Công Thương, đang bị truy tìm) nên bà này phải chịu trách nhiệm chính. Nhưng theo VKS, nội dung này không phù hợp với việc phân công nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

Trước việc ông Hoàng phủ nhận tham gia vào quá trình thoái vốn của Sabeco và không phải là người chủ mưu, VKS thấy lời khai này không có căn cứ để chấp nhận.

Tại toà phúc thẩm, cho rằng đơn trình bày của ông Hoàng không nêu được các tình tiết mới, VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm 11 năm tù. Với ba bị cáo còn lại, VKS cũng cho rằng dù thêm một số tình tiết giảm nhẹ nhưng không đáng kể, vì thế không chấp nhận kháng cáo.

Đại diện VKS tại toà. Ảnh: Phạm Dự

Đại diện VKS tại toà. Ảnh: Phạm Dự

Tại phần xét hỏi trước đó, bị cáo Phan Chí Dũng cho biết kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, mong được hưởng án treo. Ông Dũng thừa nhận chưa hiểu biết đầy đủ và tuân chủ các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên những vi phạm bị cáo buộc của ông và kể cả Bộ Công Thương đều không liên quan đến sai phạm trong việc UBND TP HCM cho Sabeco Pearl thuê đất.

Về việc thoái vốn, theo ông Dũng, Bộ Công Thương và các Công ty nhà nước về nguyên tắc sẽ không được phép can thiệp vào công việc của Sabeco Pearl. Hơn nữa, Bộ Công thương chỉ quản lý phần vốn Nhà nước ở Sabeco nên không liên quan đến việc thoái vốn của Sabeco Pearl mà ở đây trách nhiệm là của HĐQT và Tổng Công ty Sabeco.

Tuy nhiên, bản án sơ thẩm xác định, ông Dũng trực tiếp thực hiện hành vi đồng phạm giúp sức cho cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Ông Dũng trực tiếp ký các văn bản và tham mưu, đề xuất để cựu Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Công Thương duyệt, ký các văn bản chấp thuận chủ trương cho Sabeco thực hiện dự án bất động sản, không phải là ngành nghề kinh doanh chính. Ông Dũng sau đó chấp thuận cho Sabeco liên kết thành lập công ty cổ phần Sabeco Pearl làm chủ đầu tư dự án và chuyển giao khu đất cho đơn vị này.

Ông Dũng bị cáo buộc còn tham mưu cho lãnh đạo bộ chỉ đạo Sabeco thoái vốn góp của Sabeco tại Sabeco Pearl và phê duyệt giá cổ phần làm giá khởi điểm để đấu giá thấp hơn giá trị thực, trái pháp luật.

Các bị cáo tại toà hôm nay. Ảnh: Phạm Dự

Các bị cáo tại toà hôm nay. Ảnh: Phạm Dự

Hồ sơ vụ án xác định, từ năm 2008 đến khi nhà nước thoái vốn vào năm 2017, vốn nhà nước tại Sabeco chiếm 89,59% nên đây được coi là "doanh nghiệp nhà nước". Bộ Công Thương là đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn góp tại Sabeco.

Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Sabeco sau đó liên danh thành lập công ty bất động sản Sabeco Land để thực hiện dự án song đổ vỡ vì không đủ năng lực tài chính.

Năm 2012, Chính phủ có nghị quyết yêu cầu các công ty Nhà nước phải thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, ông Hoàng cùng hai lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Sabeco đầu tư dự án bất động sản, không phải ngành kinh doanh chính.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Sabeco sau đó dùng quyền sử dụng khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl; dùng pháp nhân này để thực hiện dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại.

Được Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín ký duyệt giá trị quyền sử dụng khu đất là hơn 997 tỷ đồng, Sabeco Pearl đứng ra nộp tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính và xin bổ sung chức năng căn hộ ở. Giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm ban hành quyết định cho thuê là 1.000 tỷ đồng trong khi giá thị trường 3.800 tỷ đồng.

Khi nhà chức trách chưa bổ sung chức năng sử dụng đất, nhóm các nhà đầu tư của Sabeco Pearl cùng lúc kiến nghị ông Hoàng chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl và đề nghị được mua lại toàn bộ 26% phần vốn góp của Sabeco.

Ngày 29/3/2016, ông Hoàng chủ trì cuộc họp bàn về thoái vốn ở Sabeco. Sau đó được sự đồng ý của Bộ Công Thương, Sabeco bán toàn bộ cổ phần với giá 13.347 đồng một cổ phần, thu được hơn 196 tỷ đồng. Tuy nhiên giá thực tế thời đó là 31.611 đồng một cổ phần, tương đương hơn 465 tỷ đồng.

Sabeco hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080 m2 có giá trị hơn 3.800 tỷ đồng sang cho tư nhân trái pháp luật; gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.

Phạm Dự

Xem thêm: lmth.4629144-gnaoh-yuh-uv-gnourt-ob-uuc-auc-oac-gnahk-cab-ihgn-ed-skv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“VKS đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools