vĐồng tin tức tài chính 365

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vì cước vận tải liên tục “phi mã”

2022-01-22 19:48

Chi phí logistics, đặc biệt là cước vận tải, phí thuê container "phi mã" và tình trạng thiếu vỏ rỗng đang khiến doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn chồng chất. 

Không dám nhận đơn hàng vì giá cước vận tải "tăng dựng đứng"

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Vina T&T Group - cho biết: Giá cước vận tải tàu biển quá cao đang ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nhiều doanh nghiệp. Mức cước này đã “phi mã” trong năm 2021 và tiếp sang năm 2022 vẫn đang “tăng nóng”.

Vì mức cước cao ngất ngưởng mà trong năm 2021, Vina T&T Group nợ đối tác nhập khẩu tại Hoa Kỳ đến 300 container gạo. Ông Tùng cho biết, đơn hàng gạo trắng thường có giá khoảng 565 USD/tấn, tổng tiền hàng mỗi container khoảng 14.000USD, nhưng chi phí vận chuyển đã lên đến 16.000 USD. Như vậy, nếu cứ liều xuất đi, coi như cầm chắc 2.000 USD tiền lỗ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chỉ dám tập trung xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao, nếu không muốn lâm vào cảnh hàng trong container còn thấp hơn giá cước.

"Gần đây, chúng tôi chỉ dám xuất khẩu gạo có giá trị cao như ST25 với giá 980 USD/tấn. Để chia sẻ với đối tác, doanh nghiệp xuất khẩu phải giảm lợi nhuận, tức là giảm giá gạo để bù vào chi phí vận chuyển" – ông Nguyễn Đình Tùng cho hay.

Cũng theo CEO Vina T&T Group, giá cước tăng cao buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm, nếu vậy sẽ giảm sự cạnh tranh với các nước khác và nguy cơ mất đơn hàng cũng từ đây mà ra.

Ông Nguyễn Quang Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ cũng nhấn mạnh: Đừng thấy xuất khẩu gạo với giá 800-900 USD/tấn mà vội mừng. Giá cước vận tải biển quá cao, có bao nhiêu lợi nhuận thì các “ông” logistics, “rủi ro vận hành” ăn hết. 

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM, chia sẻ một thực trạng đáng buồn là hiện nay, nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng xuất khẩu do giá cước tàu biển và chi phí thuê container tăng đến mức phi lý.

"Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cước thuê container xuất hàng đi Mỹ chỉ dưới 2.000 USD/container, nay lên tới 10.000-15.000 USD/container” – bà Lý Kim Chi thông tin, đồng thời cho biết thêm: Nếu như trước đây đặt trước 1-2 ngày là có container đến nhận hàng thì nay thời gian có thể kéo dài hàng tháng. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, thực phẩm gặp khó khăn bởi đơn hàng đã ký với đối tác từ trước, nay chi phí logistics tăng cao cũng không thể đàm phán tăng giá bán.

Doanh nghiệp "cắn răng" chịu lỗ

Ông Nguyễn Xuân Châu - Chủ tịch HĐQT CP Việt Long Sài Gòn, cho biết: Năm 2022, cũng chia sẻ: Cước tàu đi Mỹ hiện ở mức 22.000-24.000 USD/container, đi châu Âu khoảng 12.000-14.000 USD/container.

“Với giá cước này, doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, thực phẩm gần như chết chắc. Doanh nghiệp của tôi mỗi tháng chỉ dám xuất 3-4 container hàng để duy trì sự hiện diện của thương hiệu và giữ việc làm cho công nhân. Chúng tôi phải chịu lỗ đến 800 triệu đồng/tháng" - ông Châu chia sẻ.

Trong lĩnh vực dệt may, nhiều doanh nghiệp có khả năng ký đơn hàng đến quý III/2022 nhưng cũng không dám “mạnh tay” đặt bút ký bởi giá cước tàu và chi phí logistics quá cao ăn mòn lợi nhuận. Ông Đỗ Xuân Hưng - Giám đốc Tài chính Công ty TNHH May Tinh Lợi bày tỏ lo lắng khi doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức trước mắt, trong đó có vấn đề cước phí tàu biển và container.

“Hiện nay, giá vận tải biển cho 1 container 40 feet đi Mỹ là khoảng 20.000USD, cao 5 lần so với trước đây. Chi phí cao nhưng vẫn thường xuyên thiếu container, hàng sản xuất ra rồi nhưng không có vỏ container để đóng, không xuất hàng đúng tiến độ doanh nghiệp phải thuê kho để chứa, hoặc lưu tại cảng làm phát sinh thêm chi phí lưu kho, chậm giao hàng, chậm tiền hàng… khó khăn chồng chất” – ông Đỗ Xuân Hưng nói.

Ông Nguyễn Quang Hòa cũng nêu thực tế: Dù doanh nghiệp nào đó có xuất khẩu gạo sang châu Âu với giá cao, nhưng thị phần gạo ở châu Âu không lớn, nếu trong 10 container xuất đi châu Âu, chỉ cần 1 container bị ách lại, phải đổ đi, hoặc phải “quay đầu” thì lợi nhuận của 9 container kia coi như mất hết, cho dù có được bán với giá cao, thì tính tổng thể cả năm sẽ không thể có lãi. Xuất khẩu 100 container 1 năm nhưng rủi ro vài container bị trả về thì coi như hết lãi.

Xem thêm: odl.766799-am-ihp-cut-neil-iat-nav-couc-iv-peihgn-hnaod-yav-aub-nahk-ohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vì cước vận tải liên tục “phi mã””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools