Ông Võ Văn Cường, thôn Tất Viên, xã Bình Phục, cười vui khi kiệu Tết được giá - Ảnh: LÊ TRUNG
Huyện Thăng Bình là vùng trồng kiệu tết trên cát lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích khoảng 200ha, tập trung ở các xã Bình Phục, Bình Sa, Bình Giang.
Từ tháng 8 âm lịch, người nông dân ở đây bắt đầu xuống giống, người trồng phải làm cỏ, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh, quần quật với ruộng kiệu. Sau vài tháng, một sào đạt năng suất 200-300kg.
Nhiều người cho biết mặc dù năm nay tình hình mưa bão, dịch bệnh khiến diện tích trồng giảm lại, tuy nhiên chất lượng củ rất to, giá cao hơn nhiều lần vụ mùa năm trước. Đặc biệt những ngày cận Tết Nhâm Dần, giá tăng cao khiến họ rất vui.
Nông dân thu hoạch kiệu
"Đầu tháng chạp giá kiệu cỡ 25.000-30.000 đồng/kg, những ngày cận Tết lên 55.000-60.000 đồng/kg, cao gấp hai, ba lần so với năm trước. Nhà tôi trồng hơn 2 sào, trừ đi chi phí đầu tư, chăm sóc, lãi cỡ 20 triệu đồng, mừng lắm", ông Võ Văn Cường (50 tuổi, thôn Tất Viên, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) chia sẻ.
Tại những cánh đồng kiệu Tết ở xã Bình Phục, thương lái chờ sẵn, chỉ cần nông dân thu hoạch xong khiêng ra đường thì họ thu mua. Theo các thương lái, do đã vào cuối mùa, diện tích trồng cũng giảm nhưng nhu cầu của người dân ngày càng nhiều nên những ngày cận Tết này giá kiệu tăng lên.
Sau khi thu mua về, họ sẽ vận chuyển đến các chợ đầu mối, thành phố lớn để bán. Hiện nay sức mua ở các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng, TP.HCM tăng mạnh.
Nông dân nhổ kiệu Tết
Kiệu sau khi nhổ được cắt lá, chỉ lấy củ để bán
Kiệu trồng trên vùng cát huyện Thăng Bình củ rất to
Bình quân mỗi sào kiệu thu hoạch được 200-300kg
TTO - Nhiều người trồng kiệu ở bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) đang hối hả thu hoạch bán ra thị trường tết, trong niềm vui được mùa nhưng lại buồn một chút vì giá bán thấp hơn mọi năm.
Xem thêm: mth.88081712132102202-aoh-uhn-iout-iouc-nad-gnon-aig-gnat-tet-ueik/nv.ertiout