Ghi nhận tại nhiều nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà Nội, những ngày cuối năm nhiều người dân đã tới phần mộ của gia đình mình để mời người thân về ăn Tết, sum vầy cùng con cháu.
Sáng nay (24-1), tại nghĩa trang Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xe cộ tập nập ra vào. Ông Hùng (trú trên địa bàn) cho biết mỗi dịp cuối năm ông thường ra phần mộ của người thân đã khuất để chỉnh trang, thắp nén hương thành kính.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhiều ngày nay các gia đình ở Hà Nội có phần mộ người thân tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) cũng tranh thủ
Với người dân Việt Nam, tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hoá không thể thiếu. Đây là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, mong gia tiên phù hộ cho sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng cố gắng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Trước mộ phần những người đã khuất, người sống sẽ báo cáo kết quả một năm qua của gia đình và mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết.
Tảo mộ cuối năm cũng là dịp để con cháu quây quần bên cạnh khuôn viên mộ tổ tiên, từ đó xích lại gần nhau, bao dung, tha thứ cho nhau những lỗi lầm trong năm.
Ông Hà Tiến Lương (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Hơn một năm nay dịch bùng phát, cứ cách ly suốt, chúng tôi không thể lên thăm bố mẹ được. Cuối năm, khi gia đình đã tiêm đủ vaccine, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người gia đinh sắp xếp lên đây để mời bố mẹ về ăn Tết.
Theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì của Kim Sơn Lạc Hồng, hàng năm khi Tết đến xuân về các gia đình đến nơi mộ phần dòng tộc của mình ở quê hoặc ở nơi nào đó có người thân đã được an táng để tảo mộ.
"Tại đây con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại sau thời gian dài không lên thăm. Nhân dịp đó mọi người quây quần, sum họp, mời tổ tiên ông bà, những người đã khuất về với con cháu vui xuân đón Tết…", đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.