vĐồng tin tức tài chính 365

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan 12 USD/tấn

2022-01-25 11:31

Duy trì mức giá ổn định, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang rẻ hơn gạo Thái Lan ít nhất 12 USD/tấn để thu hút các đơn hàng.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 25.1.2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định để thu hút khách hàng, tạo thế cạnh tranh với gạo một số quốc gia khác trong điều kiện giá cước tàu biển và giá thuê container đang tăng cao chóng mặt.

Cụ thể, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm đang chào bán ổn định ở mức 398-402 USD/tấn trong khi ngày 25.1 giá gạo này của Thái Lan đã tăng thêm 5 USD/tấn, bán ra ở mức 410-414 USD/tấn, đắt hơn gạo Việt Nam 12 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam ổn định ở mức 378-382 USD/tấn trong khi gạo Thái Lan ở mức 399-403 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 21 USD/tấn; gạo 100% tấm của Việt Nam ở mức 328-332 USD/tấn trong khi gạo cùng loại của Thái Lan chào bán với giá 374-378 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn và cao hơn gạo cùng loại của Việt Nam tới 46 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, ngày 25.1.2022 giá gạo xuất khẩu của Pakistan cũng ổn định ở mức 363-367 USD/tấn (gạo 5% tấm), 343-347 USD/tấn (gạo 25% tấm) và 320-324 USD/tấn đối với gạo 100% tấm.

Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, bình quân trong tuần qua giá gạo nguyên liệu xát trắng loại 1 đã giảm 263 đồng/kg, hiện có giá cao nhất 9.400 đồng/kg, còn giá bình quân ở mức 9.125 đồng/kg. Các loại gạo nguyên liệu xuất khẩu khác như 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm cũng giảm nhẹ từ 21-92 đồng/kg, tùy loại.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quang Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ - nhấn mạnh: Doanh nghiệp của ông vẫn xuất khẩu gạo đều đặn nhờ nguồn cung và giá ổn định. Hiện nay thị trường lúa gạo thế giới đang khó đoán, nên dù vừa trúng gói thầu xuất khẩu 30.000 tấn, nhưng doanh nghiệp đang tính toán mua như thế nào, tồn kho bao nhiêu, phải tính chuẩn vì nếu không có thể lỗ vài chục tỉ là chuyện bình thường.

“Nếu ký mà không xuất khẩu kịp, ra giêng mới mua, lúc đó bất chợt thị trường Philippines ào ạt nhập về, giá lúa gạo trong nước tăng là có thể bị lỗ vốn ngay. Nên trong xuất khẩu nông sản không hề “dễ ăn”, đừng nghĩ xuất nhiều sẽ lãi nhiều. Tôi có thể nhận xuất đi cả trăm nghìn tấn, nhưng vấn đề là nhận giá nào, giao hàng như thế nào, giao thời điểm nào… phải căn chuẩn để cả 2 bên đều có lãi. Giao 30.000 tấn trong hết tháng 2, trong khi tháng 2 “dính” 2 tuần Tết sẽ phải lân sang tháng 3, lúc đó vụ mùa vào, đồng nào sẽ cắt, đồng nào chưa cắt, dự trữ bao nhiêu ngàn tấn, vận hành mỗi ngày bao nhiêu tấn… đều phải căn chỉnh, tính toán phù hợp để nếu giá lúa tăng cũng không bị thua lỗ, chứ đâu phải cứ ký là có lời” – ông Nguyễn Quang Hòa nói.

Một số doanh nhân cũng cho rằng, giá gạo xuất khẩu không thể cứng nhắc mà cần dựa trên yếu tố thị trường để điều chỉnh linh hoạt, tạo thế cạnh tranh, thu hút các đơn hàng. Trong thời điểm hiện tại, việc ổn định giá và tăng chất lượng gạo xuất khẩu cũng là "điểm cộng" của gạo Việt đối với khách hàng khi giá dịch vụ logistics trên thế giới đang khá khốc liệt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo nói riêng và hàng hóa, nông sản nói chung.

Xem thêm: odl.374899-natdsu-21-nal-iaht-oag-noh-er-man-teiv-auc-uahk-taux-oag-aig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan 12 USD/tấn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools