vĐồng tin tức tài chính 365

ASEAN+3 có triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2022

2022-01-26 03:16

Báo cáo nhận định khu vực ASEAN+3, bao gồm các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tiếp tục duy trì khả năng phục hồi trong năm nay, bất chấp những thách thức mới từ đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng kinh tế năm nay của các nước ASEAN+3 dự kiến ở mức 4,9%, thấp hơn đôi chút so với con số 5% được dự báo cách đây 3 tháng. Tỷ lệ lạm phát của khu vực được nhận định sẽ duy trì ở mức tương đối thấp, khoảng 2,9%.

ASEAN+3 có triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2022 - Ảnh 1.

Người dân đi trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Nikkei Asia)

AMRO chỉ ra đợt bùng phát dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra từ cuối năm 2021 đã dẫn đến những bất ổn mới và kéo lùi tiến trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao đã giúp giảm bớt nguy cơ các chính phủ phải ban hành những biện pháp phong tỏa diện rộng như đã từng diễn ra trong thời gian đầu của đại dịch.

Tiến sĩ Hoe Ee Khor, nhà kinh tế trưởng của AMRO, cho rằng khu vực ASEAN+3 vẫn có đủ năng lực điều chỉnh chính sách để có thể vượt qua những thách thức mới và tiếp tục tiến trình phục hồi kinh tế.

Theo ông Khor, với sự “cộng hưởng” từ những gián đoạn nguồn cung toàn cầu kéo dài và áp lực giá cả toàn cầu tăng cao, sự bùng phát của các làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp tục là mối nguy cơ chính đối với kinh tế của khu vực.

Trong khi đó, tình trạng gia tăng lạm phát toàn cầu nhiều khả năng sẽ buộc các nền kinh tế phát triển phải thu hẹp những chính sách hỗ trợ tiền tệ quy mô lớn sớm hơn (có thể trong nửa cuối năm 2022) hoặc nhiều hơn so với dự báo trước đó.

Dù vậy, theo AMRO, những tác động mang tính dây chuyền đối với khu vực ASEAN+3 có thể sẽ được giảm thiểu nhờ khu vực này có năng lực tự phục hồi lớn hơn.

Đối với khu vực ASEAN, AMRO cho rằng hầu hết các nền kinh tế thành viên trong năm 2022 sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021, do tác động của làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron và nguy cơ tái áp đặt các biện pháp phong tỏa để kiểm soát lây nhiễm tại các nước.

Theo bản báo cáo cập nhật, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã đạt đỉnh trong quý 4/2021 và sẽ giảm bớt trong năm nay. Tuy nhiên, hoạt động đi lại và ngành du lịch toàn cầu sẽ chỉ có thể phục hồi như mức trước đại dịch vào nửa cuối năm 2023 trở đi.

Trong bản báo cáo cập nhật tháng 1/2022, AMRO cũng có một số điều chỉnh đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 trong năm 2021.

AMRO ước tính khu vực ASEAN+3 sẽ tăng trưởng 5,9% trong cả năm 2021, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng trưởng 6,1% đưa ra trong báo cáo tháng 10/2021. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng của Nhật Bản yếu hơn dự báo và thị trường bất động sản tại Trung Quốc hạ nhiệt khi Bắc Kinh siết chặt quản lý lĩnh vực này.

Trong khi tăng trưởng GDP của khối ASEAN trong năm 2021 được AMRO đánh giá sẽ cao hơn so với dự báo trước đây, chủ yếu nhờ những kết quả tích cực trong hoạt động kinh tế tại Singapore, Philippines, Campuchia và Thái Lan.

Ngoài ra, theo AMRO, mức lạm phát giá tiêu dùng của khu vực ASEAN+3 trong năm 2021 là 2,2%, thấp hơn so với con số 2,4% dự báo trước đây do tốc độ gia tăng giá thực phẩm tại Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam thấp hơn dự kiến.

Các ngân hàng nước ngoài đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt NamCác ngân hàng nước ngoài đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VTV.vn - Trang Fibre2Fashion của Mỹ mới đây đưa tin một số tổ chức tài chính nước ngoài đã đưa ra những dự đoán tương đối tích cực cho nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.84415228152102202-2202-man-gnort-cuc-hcit-et-hnik-gnourt-gnat-gnov-neirt-oc-3naesa/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“ASEAN+3 có triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools