Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: REUTERS
"Những gì Mỹ đang làm là kích động căng thẳng. Chúng tôi sẽ theo dõi các hành động của Mỹ với sự quan ngại lớn", ông Peskov trả lời tối 25-1 khi được yêu cầu bình luận về việc Mỹ đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng "cảnh giác cao độ".
Khi được hỏi kế hoạch này tác động thế nào đến cuộc đàm phán giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Peskov khẳng định không ảnh hưởng.
Nga đã đưa ra một loạt đề xuất mà nước này khẳng định nhằm đảm bảo an ninh cho châu Âu, trong đó bao gồm NATO không kết nạp Ukraine và không triển khai vũ khí tấn công tới các nước gần Nga.
Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này, theo người phát ngôn Điện Kremlin.
Hồi cuối tuần trước, Lầu Năm Góc thông báo Tổng thống Joe Biden chấp thuận đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng cảnh giác cao.
Số binh sĩ này sẽ được triển khai đến các nước Đông Âu thuộc NATO nếu tổ chức này kích hoạt "Lực lượng phản ứng" nhằm đối phó với việc Nga tấn công Ukraine.
Hiện NATO đã đặt một số đơn vị không quân và hải quân ở trạng thái "chờ" nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy sắp sửa kích hoạt "Lực lượng phản ứng" gồm hơn 40.000 lính.
Chính quyền Kiev đã tiếp nhận hàng loạt vũ khí phòng thủ từ phương Tây trong bối cảnh NATO tăng cường bảo vệ khu vực phía đông gần Nga. Matxcơva bác bỏ mọi cáo buộc nói nước này chuẩn bị xâm lược Ukraine, đồng thời để ngỏ cánh cửa ngoại giao với phương Tây.
Theo người phát ngôn Peskov, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong tuần này. Nhà lãnh đạo Pháp cũng có kế hoạch nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Thông tin từ chính quyền Paris hôm 24-1 cho biết Tổng thống Macron sẽ đưa ra các đề xuất giảm căng thẳng trong các cuộc nói chuyện với lãnh đạo Nga và Ukraine.
Những đề xuất này bao gồm Quốc hội Ukraine hoãn thông qua luật liên quan các vùng ly khai ở miền đông, thúc đẩy trao đổi tù binh giữa hai bên.
Một quan chức Pháp tiết lộ Tổng thống Macron cũng sẽ thuyết phục Nga ra tuyên bố công khai về ý định của nước này để tránh những suy đoán làm leo thang căng thẳng.
TTO - Căng thẳng Đức - Ukraine đang chực chờ bùng nổ sau khi Berlin từ chối cung cấp vũ khí cho Kiev như các nước khác trong NATO. Một phó đô đốc Đức cũng châm dầu vào lửa khi tuyên bố Ukraine sẽ không bao giờ lấy lại được bán đảo Crimea từ Nga.
Xem thêm: mth.11044239152102202-ua-uahc-iot-ym-nauq-meht-aud-hcaoh-ek-hcirt-ihc-agn/nv.ertiout