Nhân viên y tế Hà Nội phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà - Ảnh: CTV
Chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 25-1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành căn cứ diễn biến thực tế dịch bệnh, tiếp tục bám sát chủ trương chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy, Ban cán sự Đảng UBND TP để triển khai nhiệm vụ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhất trí về chủ trương với đề xuất thành lập Tổ công tác thường trực tại UBND TP để quản lý vận hành khai thác phần mềm chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà trong dịp Tết.
Theo báo cáo, trong tuần từ ngày 16-1 đến 24-1, thủ đô ghi nhận hơn 20.400 ca mắc mới nhưng số người được điều trị khỏi cũng lên tới hơn 17.600 ca. Tổng số người bệnh được chữa khỏi từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay là hơn 69.400 ca.
Hiện toàn TP đang quản lý, điều trị 40.040 ca, trong đó hơn 93% bệnh nhân thể nhẹ được điều trị ở tầng 1 (39.167 người), 3,25% đang điều trị ở tầng 2 (2.225 người) và chỉ có 1,55% đang điều trị ở tầng 3 (648 người).
Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng, chống dịch và thực hiện nghiêm "5K"; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, khu dân cư và người dân, nhất là người về từ tỉnh, thành khác, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tự giác thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, tránh để lây lan ra cộng đồng.
Cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; tăng cường kiểm tra, giám sát nhắc nhở cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân không chủ quan, tụ tập liên hoan... trong dịp Tết Nguyên đán.
Từng địa phương tiếp tục rà soát các cơ sở để thành lập các trạm y tế hoặc tổ y tế lưu động trên địa bàn; triển khai đồng bộ việc thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại các khu thu dung điều trị theo mô hình trạm y tế lưu động và tổ chức cách ly điều trị tại nhà; tổ chức hoạt động có hiệu quả tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà, phối hợp chặt chẽ với Mạng lưới thầy thuốc đồng hành để giảm tải cho y tế cơ sở.
Đối với ngành y tế, cần tiếp tục đặt trọng tâm vào công tác tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 xuyên Tết tại các điểm tiêm cố định, lưu động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm bao phủ một cách nhanh nhất mũi nhắc lại cho người dân trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, cần tăng cường việc cung cấp gói thuốc C (thuốc kháng virus) cho các bệnh nhân, đặc biệt là những người điều trị tại nhà để hạn chế người bệnh chuyển tầng điều trị; liên tục cập nhật số liệu và nắm chắc tình hình bệnh nhân chuyển tầng để tổ chức thu dung, điều trị và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm an toàn tối đa cho người dân; hoàn thiện phương án tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cơ sở, để tránh bị quá tải.
TTO - Tại chương trình 'Tết sum vầy - Xuân bình an' do Liên đoàn Lao động Hà Nội tổ chức, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh công đoàn thủ đô cần có nhiều hoạt động thiết thực dành cho công nhân trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Xem thêm: mth.4093629062102202-tet-pid-gnort-ahn-iat-0f-cos-mahc-ot-pal-ion-ah/nv.ertiout