vĐồng tin tức tài chính 365

Gầm cầu Vĩnh Tuy bị "xẻ thịt" biến thành bãi xe tải, tập kết hàng trái phép

2022-01-26 19:48

Hà Nội - Hàng nghìn mét vuông ở gầm cầu Vĩnh Tuy thuộc Cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị chiếm dụng, hô biến thành bãi xe, điểm tập kết hàng hoá trái phép, thu lời hàng tỉ đồng mỗi năm. Sự việc đang công khai diễn ra ngay tại Hà Nội và không bị bất kì lực lượng nào xử lý.

 Bãi xe trái phép dưới gầm cầu Vĩnh Tuy

Thông tin từ bạn đọc phản ánh, tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, đoạn rẽ từ Cảng Hà Nội khoảng 500m, nhiều năm nay, tồn tại các điểm tập kết xe tải và hàng hoá trái phép, với diện tích lên tới hàng nghìn mét vuông.

Những ngày qua, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại khu vực Cảng Hà Nội để ghi nhận. Tại đây, từng hàng xe tải cỡ lớn nối đuôi nhau chờ vào giao nhận hàng hoá.

Địa điểm này là nơi tập kết hàng hóa để các nhà xe nhận và vận chuyển hàng đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Các điểm tập kết xe tải và hàng hoá có bảo vệ trông giữ và thu phí thường xuyên.

Gầm cầu Vĩnh Tuy bị “xẻ thịt” biến thành bãi xe và điểm tập kết hàng hoá.
Gầm cầu Vĩnh Tuy bị “xẻ thịt” biến thành bãi xe và điểm tập kết hàng hoá.
Gầm cầu Vĩnh Tuy bị “xẻ thịt” biến thành bãi xe và điểm tập kết hàng hoá. 

Các bãi xe này lần lượt mang tên: Dũng Cua A-B-C, H15, H17 và H19... Theo ghi nhận, các bãi xe này hoạt động nhiều năm năm, nằm trên khuôn viên đất do Cảng Hà Nội và Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý.

Phía ngoài bãi xe được quây kín bằng tôn; phía trong, mỗi bãi xe đều chia ô, kẻ vạch (hay còn gọi là "lốt đỗ") - cho các nhà xe thuê chờ nhận hàng từ người gửi.

Nghiêm trọng hơn, việc tổ chức bến bãi được thực hiện ngay dưới chân cầu Vĩnh Tuy - một công trình giao thông rất quan trọng của cả nước. Hành vi này không những xâm phạm nghiêm trọng tới kết cấu hạ tầng giao thông, mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến an toàn hành lang cầu Vĩnh Tuy.

Mỗi ngày có hàng trăm xe tải giao nhận hàng hoá tại điểm tập kết dưới gầm cầu Vĩnh Tuy.
Mỗi ngày có hàng trăm xe tải giao nhận hàng hoá tại điểm tập kết dưới gầm cầu Vĩnh Tuy.
Mỗi ngày có hàng trăm xe tải giao nhận hàng hoá tại điểm tập kết dưới gầm cầu Vĩnh Tuy. 

Muốn có một "lốt" đỗ phải chi từ 3-15 triệu đồng

Trong vai một người có nhu cầu gửi hàng đi Thanh Hoá, PV gọi điện cho nhà xe T.A - chạy tuyến Thanh Hoá để giao hàng, nhân viên nhà xe mời chào, hỏi han tỉ mỉ loại hàng gửi là loại gì, bao nhiêu kiện, rồi hướng dẫn ra gửi tại bãi "Dũng Cua A" ngay gầm cầu Vĩnh Tuy.

"Ở đây nhà em nhận hàng tới 19h, có hôm nhận xuyên đêm. Nếu hàng gửi sau 15h thì sáng hôm sau đầu Thanh Hoá sẽ nhận được hàng, anh có gửi thì chuyển hàng qua bãi để em xếp xe", nhân viên này cho biết.

Bãi xe lớn nhất là bãi của ông Dũng Cua.
Bãi xe lớn nhất là bãi của ông Dũng Cua. 

Trao đổi với Lao Động, một bảo vệ tại bãi xe Dũng Cua cho biết, khu vực này có trên 100 đầu xe tải cỡ lớn và hàng trăm xe cỡ nhỏ và vừa hoạt động đi các tỉnh. Để có một "lốt" giao nhận hàng, nhà xe phải thuê với giá từ 3 - 15 triệu đồng, tùy theo tải trọng xe và diện tích "lốt" đỗ.

"Ở đây giao nhận hàng nhộn nhịp lắm. Xe nào cũng có, muốn đi đâu cũng được. Mỗi ngày ước tính hàng nghìn lượt người ra vào gửi hàng. Vào các ngày cao điểm, dịp cận Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, hàng xe nối dài, tắc từ đầu đường Nguyễn Khoái, gần như không nhúc nhích được", người này nói.

Theo tìm hiểu của PV, những xe ra vào bến gửi hàng cũng rất đa dạng, từ ôtô 4 chỗ đến xe máy, xe ba gác, ôtô tải.

Thông thường với mỗi xe máy vào gửi hàng sẽ mất 5.000 đồng/lượt, ôtô 4 chỗ là 30.000 đồng/lượt, riêng xe tải là 40.000 đồng/lượt. Tính trung bình, mỗi ngày sẽ có từ 200-300 lượt ôtô và xe máy ra vào bến ký gửi và nhận hàng hóa. Tiền này sẽ được bảo vệ bãi xe vận tải thu trực tiếp, không có vé. Những lúc cao điểm, các bãi xe không còn một chỗ trống.

Trao đổi với Lao Động, bà Lê Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương cho biết, đã nhận được phản ánh về hoạt động của bãi xe này gây mất an toàn giao thông. Phường sẽ cử cán bộ địa bàn rà soát và nắm bắt tình hình để có hướng xử lý.

Phóng viên cũng nhiều lần liên hệ với bà Hằng - lãnh đạo Cảng Hà Nội để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, PV không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía bà Hằng.

 "Bộ GTVT yêu cầu lực lượng chức năng của Hà Nội xử lý nghiêm các điểm trông giữ trái phép"

Tìm hiểu của phóng viên, tháng 3.2019, Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh một số nội dung trong Thông tư 35, cho phép Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023. 

Tuy nhiên, Bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất của Hà Nội và khẳng định việc tiếp tục cho phép sử dụng gầm cầu vượt để làm điểm trông giữ xe và sửa đổi một số điều của Thông tư 35 theo đề nghị của UBND Hà Nội là không có cơ sở pháp lý.

Ông Phạm Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT), cho biết Bộ GTVT đã có rất nhiều công văn yêu cầu Hà Nội dừng trông giữ xe dưới gầm cầu. Hà Nội cũng phản hồi không cấp phép trông giữ nhưng thực tế các điểm trông giữ này vẫn diễn ra.

"Bộ GTVT yêu cầu lực lượng chức năng của Hà Nội xử lý nghiêm các điểm trông giữ trái phép, không vì nhu cầu của người dân mà gây mất ATGT", ông Tuấn Anh nói.

Thông tư số 35/2017 có hiệu lực từ ngày 1.12.2017 quy định, các tỉnh, thành phố không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác.

Xem thêm: odl.955899-pehp-iart-gnah-tek-pat-iat-ex-iab-hnaht-neib-tiht-ex-ib-yut-hniv-uac-mag/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gầm cầu Vĩnh Tuy bị "xẻ thịt" biến thành bãi xe tải, tập kết hàng trái phép”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools