vĐồng tin tức tài chính 365

Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng

2022-01-27 12:23

Đang nỗ lực đàm phán với các bên góp vốn nước ngoài

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa phát đi thông cáo cho hay, việc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động Nhà máy hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành, không liên quan tới việc PVN chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA.

Phía PVN khẳng định, với vai trò nước chủ nhà, đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các cam kết, và đã liên tục có nhiều văn bản, ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy tiến độ Dự án, cải thiện công tác quản lý quản trị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Theo PVN, do Dự án được đưa vào vận hành thương mại trong bối cảnh toàn thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ (năng lượng tái tạo, thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện nên nhu cầu xăng dầu giảm), thị trường biến động bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh và tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án.

Kinh tế vĩ mô - Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

PVN cũng nhận xét, công tác quản trị của Lọc hoá dầu Nghi Sơn phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập cũng đã góp phần vào các khó khăn về tài chính hiện nay của Lọc hoá dầu Nghi Sơn. Do đó, việc tái cấu trúc tổng thể Lọc hoá dầu Nghi Sơn là nhu cầu cần thiết và cấp bách.

Hiện PVN đang trong giai đoạn đàm phán với các bên góp vốn nước ngoài về nội dung tái cấu trúc tổng thể Lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Trước thông tin Lọc hoá dầu Nghi Sơn phải hủy nhập 2 tàu dầu thô trong tháng 01/2022 và đối diện với nguy cơ dừng hoạt động vào ngày 13/2/2022 do khó khăn nghiêm trọng về tài chính.

Bắt nguồn từ việc PVN chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA, PVN cũng cho hay, thực chất theo Điều lệ Công ty, Ban điều hành Lọc hoá dầu Nghi Sơn phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành Nhà máy…

“Việc Lọc hoá dầu Nghi Sơn tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động Nhà máy hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP. Các vấn đề về RPA và EP là các nội dung nằm trong phương án tái cấu trúc tổng thể Lọc hoá dầu Nghi Sơn và đang trong quá trình đàm phán”, PVN khẳng định.

Phía Tập đoàn này cũng cho biết, đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục và thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể Lọc hoá dầu Nghi Sơn nhằm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả Công ty cũng như đảm bảo quyền lợi của PVN và phía Việt Nam.

Nguồn cung xăng, dầu trong nước bị ảnh hưởng lớn

Trong báo cáo của Lọc hoá dầu Nghi Sơn với tỉnh Thanh Hoá ngày 19/1/2022 cho hay, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang phải cắt giảm công suất từ 105% xuống còn 80% vì thiếu nguồn tiền khi PVN chưa thực hiện một số nghĩa vụ tài chính với nhà máy này, khiến việc nhập dầu thô cho sản xuất bị gián đoạn.

Với thị phần nguồn cung khoảng hơn 35%, Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, hoặc xấu hơn là có thể dừng sản xuất, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng, dầu trong nước.

Kinh tế vĩ mô - Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng (Hình 2).

Phía Petrolimex cho biết, việc Lọc hoá dầu Nghi Sơn dừng hoạt động, ngừng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thoả đáng là rất nghiêm trọng.

Báo cáo với Bộ Công Thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng cho biết, năm nay sẽ nhập khoảng 235.000 - 265.000 m3 xăng dầu/tháng từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn qua công ty bao tiêu sản phẩm thuộc PVN. 

Vì vậy, việc Lọc hoá dầu Nghi Sơn dừng hoạt động, ngừng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thoả đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ Hợp đồng và thông lệ quốc tế, khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời, gây nên thiếu hụt nguồn hàng và tồn kho, đảm bảo thị phần, nhất là trong dịp Tết âm lịch cận kề.

Petrolimex cũng kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo PVN và Nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn tăng công suất, tăng lượng cấp ngay trong tháng 1/2022 để bù đắp lượng thiếu hụt theo hợp đồng từ Lọc hoá dầu Nghi Sơn (nếu có).

Đồng thời chỉ đạo các thương nhân đầu mối cùng Petrolimes chia sẻ trách nhiệm, tăng cường bán ra, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước.

Lọc Hóa dầu Nghi Sơn là Công ty liên doanh được thành lập vào tháng 4/2008 do bốn thành viên góp vốn, bao gồm Petrovietnam với 25,1%, Công ty Dầu khí quốc tế Cô-Oét (KPE), Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản (IKC) và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI).

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức đi vào vận hành thương mại từ ngày 14/11/2018 và đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư. Đến nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang hoạt động tương đối ổn định, sản xuất và xuất bán các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Với vốn đầu tư 9 tỷ USD, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia (nay là Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá) có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm và đã vận hành thương mại từ cuối năm 2018.

Theo thoả thuận với nhà đầu tư, Lọc hóa dầu Nghi Sơn được hưởng ưu đãi, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm; được cấp bù (từ tiền của PVN) giai đoạn 2017-2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong 70 năm sau đó).

PVN là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7% tuỳ chủng loại mặt hàng.

Xem thêm: lmth.644145a-gnouh-hna-ib-uad-gnax-gnuc-nougn-taus-gnoc-maig-nos-ihgn-uad-aoh-col/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools