vĐồng tin tức tài chính 365

Xe dán thẻ không dừng vẫn phải trả tiền mặt trên cao tốc TP.HCM - Long Thành, vì sao?

2022-01-27 14:44
Xe dán thẻ không dừng vẫn phải trả tiền mặt trên cao tốc TP.HCM - Long Thành, vì sao? - Ảnh 1.

Xe ùn ứ trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trưa 27-1 - Ảnh: VIỄN SỰ

Bạn đọc tên Khanh cho hay: “Dù xe dán thẻ Epass nhưng khi qua trạm thu phí không dừng của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vẫn bắt trả tiền mặt. Nhân viên trạm nói phải mua thiết bị và thẻ của cao tốc mới trừ tự động được. Thật khó hiểu sự không đồng bộ này”.

"Ở TP.HCM xe dán ePass qua được trạm cầu Phú Mỹ nhưng xe lên cao tốc Long Thành - Dầu Giây đi vào làn thu phí tự động lại không dùng được, tại sao thế?", bạn đọc Kim Trần thắc mắc.

Theo tìm hiểu, việc các xe dán thẻ Etag, ePass để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (ETC) không thể xài được trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là do công nghệ thu phí khác nhau. Theo đó, từ năm 2017, cao tốc TP.HCM  Long Thành - Dầu Giây đã đưa vào khai thác hệ thống thu phí điện tử không dừng sử dụng công nghệ DSRC.

Thời điểm đó, ở Việt Nam có 2 công nghệ thu phí ETC, gồm công nghệ DSRC (Dedicated Short Range Communications - thông tin liên lạc tầm ngắn chuyên dụng, sử dụng OBU - On Board Unit gắn trên xe, tài khoản lưu trong thẻ IC); và công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng tần số vô tuyến; sử dụng thẻ Etag dán trên kính lái hoặc đèn trước của xe, tài khoản của khách hàng được lưu tại trung tâm thanh toán).

Đến năm 2020, Thủ tướng ban hành quyết định về việc thu phí ETC. Theo đó, tất cả trạm thu phí cả nước sử dụng đồng nhất công nghệ RFID. Đến nay có đã có 133 trạm thu phí trên cả nước lắp đặt làn thu phí ETC theo công nghệ này.

Thời gian qua do có vướng mắc về nguồn vốn nên Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chưa đầu tư hệ thống ETC cho 4 tuyến cao tốc để thống nhất chung với các trạm thu phí trên cả nước là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và cao tốc Bến Lức - Long Thành (chưa hoàn thành). 

Căn cứ năng lực thông qua của hệ thống ETC, dự kiến trên 4 tuyến cao tốc nêu trên cần đầu tư 140 làn ETC và sẽ bổ sung tùy theo nhu cầu thực tế.

"Hiện nay đã có hơn 2,3 triệu xe dán thẻ Etag, ePass để sử dụng dịch vụ ETC. Mục tiêu đến giữa năm nay, có hơn 4 triệu xe dán thẻ. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ hệ thống ETC ở các tuyến cao tốc của VEC là cấp thiết, tránh chuyện xe dán thẻ Etag, ePass còn phải trả tiền mặt", một chuyên gia giao thông cho hay.

Việc đốc thúc tiến độ lắp 140 làn ETC trên các tuyến cao tốc của VEC ra sao? Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và VEC để triển khai lắp đặt hệ thống ETC trên các tuyến của VEC theo tiến độ yêu cầu của Chính phủ. Hiện nay, VEC đang triển khai theo phương án tổ chức đấu thầu thuê dịch vụ thu phí điện tử không dừng để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Còn theo VEC, doanh nghiệp đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu để đấu thầu chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ ETC. Hiện đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ETC quan tâm gồm: VDTC, VETC, VNPT, MobiFone. 

Sau khi chọn được nhà thầu, trong vòng 3 tháng nhà thầu có trách nhiệm hoàn thành hệ thống ETC trên các tuyến cao tốc. Vì vậy, nhiều khả năng giữa năm 2022 tất cả tuyến cao tốc do VEC quản lý sẽ thực hiện ETC với công nghệ đồng nhất như các trạm thu phí trên cả nước.

Tết này vẫn thu phí... có dừngTết này vẫn thu phí... có dừng

TTO - Do nhiều đường cao tốc ở phía Nam chưa có hệ thống thu phí không dừng (ETC) và nhiều ôtô chưa dán thẻ nên vẫn có thể xếp hàng qua trạm và trả phí bằng... tiền mặt.

Xem thêm: mth.26985813172102202-oas-iv-hnaht-gnol-mch-pt-cot-oac-nert-tam-neit-art-iahp-nav-gnud-gnohk-eht-nad-ex/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xe dán thẻ không dừng vẫn phải trả tiền mặt trên cao tốc TP.HCM - Long Thành, vì sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools