Triều đại nhà Đường (618–907) đã từng là một cường quốc kinh tế khi chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Hệ thống thuế, vốn được vận hành rời rạc trong nhiều triều đại liên tục, đã được hoàn thiện, nền tài chính quốc gia được củng cố. Chế độ Quân điền (thể chế về sở hữu và phân phối đất đai) và chế độ tô-dung-điệu (thuế ruộng, thuế lao dịch, thuế các sản phẩm thủ công đối với mọi nhân đinh được chia ruộng công) được thực hiện trên toàn quốc.
Sau vụ Loạn An Sử, nhà Đường gặp nhiều khó khăn về tài chính, buộc phải tăng thuế suất và tăng cường buôn bán những mặt hàng độc quyền như muối và trà. Mặc dù nguồn thu từ thuế tạm thời tăng lên, nhưng nhiều người không chịu được mức thuế quá cao nên đã trở thành những kẻ buôn lậu, làm lung lay nền tài chính và an ninh quốc gia.
Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên, tuy khét tiếng với những hành động tàn bạo và kỳ quặc nhưng đã thành công trong việc phục hồi nền kinh tế và sinh kế của người dân. Bất chấp sự phản đối của các quan khi đặt nhóm Quan Lủng (một dân tộc du mục ở phía Bắc) lên hàng đầu, Võ Tắc Thiên (Hoàng hậu của vua Cao Tông) đã nắm giữ toàn bộ quyền lực cho đến khi vua Cao Tông qua đời vào năm 683.
KHỞI NGUỒN CỦA MỘT VĂN HÓA
Chân dung Vua Huyền Tông – cháu nội Võ Tắc Thiên. Ảnh: JoongAng Ilbo
Võ Tắc Thiên nhẫn tâm đến mức uy hiếp để điều khiển hoàng đế theo ý muốn của mình với tư cách là Hoàng Thái hậu, thậm chí rắp tâm sát hại con trai để tranh giành quyền lực, cuối cùng tự mình lên ngôi hoàng đế vì không tin tưởng con trai. Võ Tắc Thiên đã thanh trừng nhóm Quan Lủng (lực lượng chính trị lớn nhất trong triều đại nhà Đường), sau đó thành lập triều đại Võ Chu, làm gián đoạn nhà Đường và cai trị mang tới kinh hoàng cho dân chúng trong suốt 16 năm.
Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên đã phải chật vật khổ sở vì thiếu ngủ và luôn rơi vào trạng thái bất an với nỗi sợ mất quyền lực. Võ Tắc Thiên thường xuyên ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, dù đã thử dùng đủ mọi loại dược liệu nhưng bệnh tình không cải thiện. Phải đến khi uống Trà Tín Dương Mao Tiêm được ủ 3.000 năm trước từ tỉnh Hà Nam, Võ Tắc Thiên mới có thể tỉnh táo và xử lý việc triều chính được. Võ Tắc Thiên đã phong Trà Mao Tiêm của Tín Dương là trà Cung đình và núi Xa Vân (khu vực sản xuất loại trà này) là vườn trà của hoàng gia.
Huyền Tông sau này là vị vua dẫn dắt sự thịnh vượng của triều đại nhà Đường nhưng cũng là người đẩy triều đại nhà Đường rơi vào suy vong do thói phong lưu quá độ, mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi.
Chân dung Dương Quý Phi. Ảnh: JoongAng Ilbo
Vua Huyền Tông đã phải lòng Dương Ngọc Hoàn, tức là con dâu của chính vua Huyền Tông, ngay từ cái nhìn đầu tiên ở Hoa Thanh Trì. Vua Huyền Tông đã hào phóng mà tặng cho Dương Ngọc Hoàn rất nhiều cống phẩm quý hiếm, kể cả Trà Mông Đỉnh (loại trà quý hiếm chỉ được dùng để dâng lên trời trong các nghi lễ) và Trà Cung Đình (loại trà được ban tặng đặc biệt mỗi năm chỉ một lần khi chọn ra đại thần lập công lớn nhất).
Huyền Tông phớt lờ lời khuyên của Mai phi và lập Dương Ngọc Hoàn làm quý phi, về sau thường gọi là Dương Quý Phi. Vua Huyền Tông gọi Dương Quý Phi là Tu hoa, nghĩa là người có sắc đẹp khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn.
Sự kiện Vua Huyền Tông lấy lòng được Dương Quý Phi bằng trà Mông Đỉnh và Trà Cung Đình đã mở ra thời đại mà trà trở trên phổ biến, nhất là trong thời vua Đường Túc Tông - con trai của vua Huyền Tông.
Trà vốn là đặc sản của khu vực phía nam, đã được buôn bán khắp Trung Quốc dọc theo con kênh đào Kinh Hàng Đại Vận Hà do triều đại nhà Tùy xây dựng. Từ đó, trà được sản xuất mở rộng, từ văn hóa địa phương của miền nam Trung Quốc trở thành văn hóa của toàn đại lục.
Văn hóa uống trà đã trở nên phổ biến từ kinh đô Trường An của nhà Đường đến Thái Sơn của Sơn Đông. Chợ trà-ngựa, nơi người dân trao đổi trà Đường lấy ngựa Tây Tạng, đã trở thành điểm khởi đầu của 'Trà Mã cổ đạo' (Con đường trà-ngựa) sau này.
DẪN CẢ TRIỀU ĐẠI TỚI SỤP ĐỔ
Hoa Thanh Trì - Suối Tắm Nước Nóng, nơi Đường Huyền Tông gặp gỡ Dương Ngọc Hoàn. Ảnh: JoongAng Ilbo
Mặc dù nhờ có hệ thống trồng trà và sản xuất trà, Trà Cung Đình của triều đại nhà Đường đã phát triển mạnh mẽ, nhưng ngược lại, gánh nặng cho người dân ngày càng tăng lên. Trong tình hình ngân khố quốc gia cạn kiệt, Vua Huyền Tông đã từ bỏ hệ thống quân sự Phủ binh chế (hệ thống dân quân địa phương), chuyển sang hệ thống quân sự Mộ Binh chế (chiêu mộ binh lính khắp địa phương).
An Lộc Sơn, dù chỉ là một Tiết độ sứ vùng biên giới nhưng lại nắm trong tay hơn 40% tổng sức mạnh quân sự của nhà Đường, đã cùng với Sử Tư Minh gây ra cuộc phản loạn Loạn An Sử (755-763) và chiếm đóng Trường An trong một khoảng thời gian ngắn. Loạn An Sử không phải là một cuộc nổi loạn lộn xộn của nông dân, mà thực tế lại là một kế hoạch quân sự có tổ chức. Vua Túc Tông (756-762, là con của vua Huyền Tông), người đã dẹp bỏ Loạn An Sử và lên ngôi, đã ban hành lệnh cấm rượu, cũng nhờ đó phong tục uống trà thay vì uống rượu đã trở nên phổ biến khắp Trung Quốc.
Vua Đức Tông của triều đại nhà Đường lần đầu tiên áp thuế đối với trà vào năm 782 và nhận về nhiều lời oán trách của dân chúng. Thuế suất ngày càng tăng; và vào năm 821, mức thuế đối với trà lên tới trên 50%. Thuế được đánh cao hơn với các khu vực sản xuất trà; những người buôn bán trà trên đường phố cũng phải đóng thuế.
Giống như muối, trà được coi là một mặt hàng độc quyền. Để dễ dàng xác định nguồn thu thuế, những cây trà do tư nhân trồng phải được chuyển đến khu vực do quan trường quản lý. Vì thế, ngày càng có nhiều người buôn lậu trà để tránh quan liêu và trốn thuế. Nhiều người trốn thuế bằng cách đi thuyền dọc khu chợ ven sông, có người còn thành lập các nhóm vũ trang phi pháp.
Các cuộc phản đối từ người dân và các thương gia địa phương cũng ngày càng gia tăng. Sau cuộc nổi loạn từ khoảng năm 875 do Hoàng Sào, một người buôn bán muối và trà đứng đầu, sức mạnh của triều đại nhà Đường nhanh chóng suy giảm và bị lật đổ.
https://soha.vn/bi-mat-ve-thu-vua-nha-duong-dung-de-me-hoac-duong-quy-phi-day-ca-trieu-dai-toi-bo-vuc-20220127005016536.htm