Dù dịch bệnh phức tạp, nhưng năm 2021, doanh thu, lợi nhuận của khối doanh nghiệp nhà nước đều tăng mạnh so với mục tiêu. Một số dự án lớn vốn thua lỗ, bế tắc trong nhiều năm đã bắt đầu hồi sinh.
Từ một doanh nghiệp nhà nước luôn nằm trong nhóm đầu về thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, nhưng năm 2021 đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực vận tải biển, doanh thu toàn Tổng công ty hàng Hải Việt Nam đã đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận đạt 3.700 tỷ đồng.
"Chúng tôi mở rộng, tìm kiếm đối tác khách hàng rộng hơn, để tìm được nhưng khách hàng lớn, có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam để đảm bảo hàng hóa hai chiều", ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, cho biết.
Năm 2021, doanh thu, lợi nhuận của khối doanh nghiệp nhà nước đều tăng mạnh so với mục tiêu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Cuối năm 2021, dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Tập đoàn Xăng dầu lâm vào tình trạng khó khăn do giá đầu vào thế giới tăng, mức tiêu thụ sụt giảm mạnh. Hàng loạt các giải pháp cơ cấu lại sản xuất, bán hàng, tiết giảm chi phí đã được triển khai, cùng với việc gắn kết các nhóm kinh doanh khác đã vực dậy được sản xuất của tập đoàn.
"Ngoài xăng dầu, chúng tôi còn có những lĩnh vực kinh doanh phụ trợ. Tại từng thời điểm, sự gắn kết, tối ưu hóa mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực này góp phần giúp tập đoàn vượt qua khó khăn trong những tháng cuối năm", Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Nguyễn Quang Dũng chia sẻ.
Năm 2021, tổng doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt hơn 820.000 tỷ đồng, bằng 108% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 34.000 tỷ đồng, vượt 70% kế hoạch.
"Kết quả năm 2021 cho thấy việc tận dụng cơ hội kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Năm 2022, các doanh nghiệp nhà nước sẽ kế thừa và nắm bắt cơ hội này để tìm kiếm, tận dụng những cơ hội mà thị trường mang lại, đây là điều quan trọng", ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhận định.
Bên cạnh giải pháp nhằm đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu tăng trưởng, việc xử lý quyết liệt 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương là ưu tiên hàng đầu. Đến nay, đã có 5 dự án, doanh nghiệp để giao các tập đoàn, tổng công ty chủ động thực hiện. Với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại, Ủy ban tiếp tục đề ra định hướng xử lý ngay trong năm 2022.
VTV.vn - Việc hỗ trợ giữa các doanh nghiệp sẽ giúp nền kinh tế sớm có điều kiện phục hồi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.3972700272102202-2202-man-oac-gnourt-gnat-ueit-cum-tad-coun-ahn-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv