Đại diện Ngân hàng Nhà nước và Đài truyền hình Việt Nam thông tin về chương trình Tiền khéo tiền khôn năm 2022 - Ảnh: SBV
Sáng 27-1, Ngân hàng Nhà nước và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo chương trình "Tiền khéo tiền khôn năm 2022".
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thúy Sen - vụ trưởng Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước - cho biết chương trình Tiền khéo tiền khôn năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức với thông điệp "kiến thức - kỹ năng tài chính thông minh".
Điểm mới của chương trình năm nay là những vấn đề mà người dân và doanh nghiệp quan tâm. Theo đó, những kiến thức, thông tin tài chính - ngân hàng được truyền tải đến công chúng thông qua các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với đời sống hằng ngày của người dân.
Đơn cử làm thế nào để gửi tiền tiết kiệm an toàn, thanh toán không dùng tiền mặt qua Internet banking, mobile banking, mobile money... Lợi ích sử dụng những dịch vụ này là gì, mức phí phải đóng là bao nhiêu...
Chương trình cung cấp không chỉ các chính sách mà còn những vấn đề xảy ra hằng ngày, gần gũi với đời sống của người dân. Mục tiêu của chương trình là để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và tạo ra cộng đồng tài chính tốt thông qua việc thay đổi nhận thức, hành vi và thói quen về dịch vụ tài chính.
Theo bà Tạ Bích Loan - trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí Đài truyền hình Việt Nam, chương trình Tiền khéo tiền khôn năm 2022 được thực hiện dưới dạng trò chơi truyền hình (gameshow), sẽ phát sóng vào 20h30 - 21h15 thứ hai hằng tuần trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam.
Số đầu tiên lên sóng vào ngày 7-2, tức mùng 7 tháng giêng. Chương trình có sự tham gia của những nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.
Về định hướng truyền thông, trong đó có giáo dục tài chính, bà Sen chia sẻ: "Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tập trung truyền thông đến người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đối tượng hướng tới là đẩy mạnh truyền thông tới giới trẻ. Qua các chương trình truyền thông để hướng dẫn, cung cấp cho người dân".
TTO - Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định về hoạt động đại lý thanh toán, qua đó tạo điều kiện cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi không có chi nhánh ngân hàng được tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem thêm: mth.94514112172102202-noh-hci-oc-neit-gnud-us-ed-nohk-neit-oehk-neit-wohsemag-mex/nv.ertiout