Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang (RTN) trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt.
Thực trạng về rác thải nhựa tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và môi trường, mỗi năm có 1,8 triệu tấn RTN ra môi trường, trong đó rác thải ra biển chiếm số lượng 0,28 triệu - 0,73 triệu tấn nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.
Ở thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, lượng RTN mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển RTN và phải đối mặt với nguy cơ "ô nhiễm trắng" (ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon) trầm trọng.
Điều đáng nói là việc xử lí và tái chế RTN nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% khối lượng được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.
Thực trạng rác thải nhựa thế giới
Trung hòa nhựa - Khởi đầu những nỗ lực của Nestlé
Dù đại dịch COVID-19 vẫn đã và đang mang lại nhiều thách thức nhưng cam kết của Nesté cho các hoạt động về bao bì bền vững vẫn không thay đổi. Trên toàn cầu và tại Việt Nam, doanh nghiệp vẫn tiên phong trong các phong trào hợp tác cùng các đối tác để giải quyết vấn đề về RTN cũng như các chương trình hành động để mang lại những tác động tích cực lên môi trường.
Đại diện doanh nghiệp (DN) và Tổng cục Môi trường
Ngày 8-12-2021, tại Lễ công bố thỏa thuận hợp tác của Nestlé Việt Nam và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên và môi trường) về thúc đẩy bảo vệ môi trường, Nestlé tại Việt Nam chính thức công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025.
Cụ thể, 100% bao bì của doanh nghiệp sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng đến năm 2025. Cam kết này song hành với tầm nhìn "Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải".
Cam kết này là một nỗ lực không ngừng tiếp theo mà doanh nghiệp này đặt ra trong hành trình xây dựng một tương lai không RTN. Đây là phương án hành động trong ngắn hạn để doanh nghiệp ngăn chặn RTN bị thải ra đại dương hoặc bị chôn lấp ra môi trường.
Về lâu dài, Nestlé ủng hộ và đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng cho một hệ thống khép kín có thể xử lí, tái chế và đưa rác thải nhựa trở thành đầu vào cho một chu kì sản phẩm mới, hướng đến kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược đối phó với RTN
Để đạt được mục tiêu trung hòa nhựa đến năm 2025, Nestlé tại Việt Nam (gồm công ty Nestlé Việt Nam và La Vie Việt Nam) sẽ tập trung vào việc thực hiện đồng thời các chương trình và sáng kiến do công ty chủ động thực hiện cũng như tích cực tham gia và thực hiện Cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) liên quan đến rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng và ban hành.
Doanh nghiệp cũng sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Tài nguyên và môi trường, các đối tác và các bên liên quan khác trong việc thực hiện và triển khai các sáng kiến giúp thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu trong giảm thải nhựa, thu gom và tái chế bao bì đã qua sử dụng. Những chương trình và sáng kiến này bao gồm:
1. Giảm nhựa nguyên sinh thông qua đổi mới và cải tiến bao bì.
2. Thực hiện mô hình tuần hoàn đối với chai nước Lavie 19 lít.
3. Tạo cơ chế khuyến khích nhà sản xuất trong nước thu gom và tái chế nhựa rPET đủ tiêu chuẩn dùng cho ngành thực phẩm.
4. Hợp tác với đối tác thu gom vỏ hộp sữa đã sử dụng để tái chế.
5. Tăng cường thu gom bao bì nhựa và vỏ hôp đã sử dụng để tái chế thông qua Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam).
6. Hỗ trợ máy phân loại RTN cho đối tác để cải thiện việc thu gom và phân loại nhựa có giá trị thấp, khó tái chế và chất thải nhựa không thể tái chế.
7. Thúc đẩy việc xây dựng, hoàn thiện và tham gia vào cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Nestlé Việt Nam đã thực hiện một số sáng kiến với những kết quả đáng khích lệ. Đây là công ty hàng tiêu dùng tiên phong thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy có chứng nhận Quản lý rừng bền vững FSC. Dự án bao bì này đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu trung bình khoảng 700 tấn nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm.
Các đại diện công ty tại lễ công bố cam kết trung hòa nhựa
La Vie cũng ra mắt dòng sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai nhựa tái chế (rPET) - một loại nhựa được tạo ra từ vỏ chai PET đã qua sử dụng, với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ đảm bảo tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sáng kiến này của La Vie không chỉ góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu nhựa mới mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho các dự án thu gom và tái chế tại Việt Nam.
TTO - Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.