Khách tham quan tìm hiểu về tranh vẽ một số nhà hoạt động da màu tại triễn lãm ở Lãnh sự quán Mỹ - Ảnh: TRẦN PHƯƠNG
Triển lãm, kéo dài trong tháng 2-2022, với chủ đề tôn vinh các nhà ngoại giao người Mỹ gốc Phi tiên phong, những người từng công tác tại Việt Nam và trong khu vực. Triển lãm mang tên Charles A. Ray, vị tổng lãnh sự Mỹ đầu tiên tại TP.HCM và cũng là một người da màu.
Thông điệp về sự đa dạng không chỉ quan trọng đối với người gốc Phi mà còn có ý nghĩa với các cộng đồng khác như người gốc Á tại Mỹ.
"Đây là cuộc triển lãm đầu tiên và chúng tôi hy vọng rằng đây chỉ là sự khởi đầu của một truyền thống tuyệt vời và ý nghĩa", Quyền tổng lãnh sự Mỹ Doron Bard chia sẻ ngày 26-1.
Tại triển lãm, người xem sẽ tìm hiểu về tổng lãnh sự Charles A. Ray và những nhân vật thú vị như cựu ngoại trưởng Colin Powell, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, và những thách thức về bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Triển lãm cũng ghi nhận những thành tựu của Kizzmekia Corbett và Tiến sĩ Marcella Nunez-Smith, hai phụ nữ người Mỹ gốc Phi đi đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.
Quyền tổng lãnh sự Mỹ Doron Bard xem thông tin về cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại triển lãm - Ảnh: TRẦN PHƯƠNG
"Khi chúng tôi ca ngợi những thành tựu và đóng góp của cộng đồng người da đen đã giúp Mỹ trở thành quốc gia như ngày nay, chúng tôi cũng suy nghĩ về việc còn bao xa khi giải quyết bất bình đẳng và chênh lệch trong hệ thống...
Chúng tôi không ngại nói rằng chúng tôi vẫn bước tiếp trên con đường này vì chúng tôi đã vượt qua những gì. Và là một quốc gia, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp tục nỗ lực để trở nên tốt hơn" - ông Bard chia sẻ.
Theo cô Bintu Musa-Harry, tùy viên báo chí Lãnh sự quán Mỹ, điều quan trọng là khởi đầu đối thoại, khuyến khích trao đổi, làm việc cùng nhau để vượt qua thách thức. Đối thoại để hiểu vấn đề, rút ra bài học từ lịch sử. "Toàn bộ cộng đồng phải là một phần của giải pháp. Đó là cuộc đối thoại mà chúng ta phải làm cùng nhau", cô nói.
Nói về vấn đề phân biệt đối với người gốc Á, Musa-Harry cho rằng đối thoại về phân biệt chủng tộc là nó không chỉ dành cho một cộng đồng mà là cho mọi người. "Đây không phải là vấn đề của Mỹ hay của Việt Nam, nó là vấn đề chung của mọi người", cô nhấn mạnh.
Ngoại giao Gumbo
Có lẽ vì vậy những người tham gia buổi triển lãm ngày 26-1 được mời món Gumbo nổi tiếng của nhà ngoại giao Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, mà sau này đã trở thành một nét văn hóa ngoại giao của Mỹ.
Gumbo là một món ăn mang hương vị thân thuộc với các nguyên liệu dễ tìm như đậu, rau củ và cũng không có công thức cụ thể để nấu nước sốt màu nâu đặc trưng ăn kèm với cơm.
"Đó là món ăn khiến mọi người thấy thoải mái. Nó nhắc nhở mọi người về nguồn gốc, lịch sử văn hóa của mình", Musa-Harry cho biết. Nhưng ẩn chứa trong đó là thông điệp của sự chia sẻ, thân thiện, giúp mọi người kết nối với nhau để bắt đầu đối thoại.
TTO - Đại sứ Mỹ Marc Knapper cùng gia đình đã đến Việt Nam vào đêm 27-1 và bắt đầu quá trình cách ly.
Xem thêm: mth.93673343292102202-cot-cas-iaig-aoh-ed-iaoht-iod-ym-nauq-us-hnal-iat-mal-neirt/nv.ertiout